Tại sao Thứ 6 Tuần Thánh lại ăn chay kiêng thịt? Có được nghỉ làm vào ngày Thứ 6 Tuần Thánh hay không?
Lý do tại sao Thứ 6 Tuần Thánh lại ăn chay? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Thứ 6 Tuần Thánh hay không?
Tại sao Thứ 6 Tuần Thánh lại ăn chay?
Thứ Sáu Tuần Thánh là dịp để tưởng nhớ cuộc thương khó và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Việc ăn chay trong ngày này mang một ý nghĩa sâu sắc về sự sám hối, chia sẻ và tưởng niệm. Các tín hữu thực hiện việc ăn chay để đồng cảm với nỗi đau của Chúa, nhớ rằng Ngài đã chịu khổ nạn và chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại.
Ăn chay vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cũng giúp thanh tẩy tâm hồn, giảm thiểu những nhu cầu vật chất để hướng lòng mình về Thiên Chúa, đồng thời cảm nhận rõ nét hơn về sự hy sinh. Hơn nữa, hành động này còn thể hiện sự thống hối – một cách thể hiện lòng ăn năn tội lỗi và khát khao được sống lại trong ơn cứu độ mà Chúa đã ban qua cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Trong truyền thống Công giáo, việc ăn chay trong ngày này thường đi kèm với kiêng thịt và chỉ ăn một bữa no trong ngày, trong khi hai bữa còn lại có thể là bữa ăn nhẹ nếu cần thiết.
Năm 2025, thứ 6 Tuần Thánh rơi vào ngày 18 tháng 4 năm 2025.
Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về "Tại sao Thứ 6 Tuần Thánh lại ăn chay?".
Xem thêm:
- Lễ phục sinh 2025 là thứ mấy, ngày mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa ra sao?
- Lễ Phục sinh Tiếng anh là gì? Gợi ý những câu chúc Tiếng anh hay nhất trong ngày lễ Phục sinh 2025?
Tại sao Thứ 6 Tuần Thánh lại ăn chay? Có được nghỉ làm vào ngày Thứ 6 Tuần Thánh hay không? (Hình từ Internet)
Có được nghỉ làm vào ngày Thứ 6 Tuần Thánh hay không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, từ quy định nêu trên thì người lao động sẽ chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào các ngày sau đây:
[1] Tết Dương lịch
[2] Tết Âm lịch
[3] Ngày Chiến thắng
[4] Ngày Quốc tế lao động
[5] Quốc khánh
[6] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Như vậy, ngày Thứ 6 Tuần Thánh không phải là ngày nghỉ lễ của người lao động.
Do đó, người lao động không được nghỉ vào ngày Thứ 6 Tuần Thánh.
Tuy nhiên, lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc có thể nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương và thông báo cho người sử dụng lao động hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Có quy định nghỉ phép năm trong nội quy lao động hay không?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
...
Theo đó, nghỉ phép năm là một trong các nội dung chủ yếu phải có trong nội quy lao động.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];