Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Năm 2025 có phải là năm nhuận âm lịch? Năm 2025 nhuận tháng mấy? Có hai tháng 6 Âm lịch?
Năm 2025 có phải là năm nhuận âm lịch? Có hai tháng 6 Âm lịch trong năm 2025? Người lao động có thêm ngày nghỉ trong năm nhuận Âm lịch không?
Năm 2025 có phải là năm nhuận âm lịch? Năm 2025 nhuận tháng mấy? Có hai tháng 6 Âm lịch?
Trong lịch âm (lịch âm dương), tháng nhuận xuất hiện để điều chỉnh sự chênh lệch giữa năm âm lịch (khoảng 354 ngày) và năm dương lịch (365 hoặc 366 ngày). Một năm Âm lịch thường có 12 tháng, nhưng cứ khoảng 2-3 năm một lần, một tháng nhuận được thêm vào để giữ cho lịch âm không bị lệch quá nhiều so với Dương lịch.
Để hiểu rõ hơn về nhuận Âm lịch, ta cần biết về cách tính lịch âm và lịch dương của người Việt. Trong lịch âm, một năm có 354 ngày, ít hơn khoảng 11 ngày so với năm Dương lịch.
Theo Dương lịch
Năm nhuận dương lịch là năm chia hết cho 4 (trừ những năm tròn thế kỷ phải chia hết cho 400).
Năm 2025 chia 4 không tròn, nên không phải năm nhuận Dương lịch.
Do đó, tháng 2/2025 chỉ có 28 ngày.
Theo Âm lịch
Âm lịch tính theo chu kỳ Mặt Trăng, mỗi năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày, ít hơn 11 ngày so với Dương lịch (365 ngày). Nếu không có điều chỉnh bằng cách thêm một tháng nhuận vào năm Âm lịch, Âm lịch sẽ lệch với Dương lịch khoảng 1 năm sau 34 năm.
Để đồng bộ với Dương lịch, cứ khoảng 2-3 năm, Âm lịch sẽ có một tháng nhuận để bù vào. Theo cách tính này, năm 2025 là năm nhuận Âm lịch, năm 2025 nhuận tháng 6.
Điều này có nghĩa là trong năm 2025 âm lịch sẽ có hai tháng 6 liên tiếp.
- Tháng 6 Âm lịch thông thường (bắt đầu từ 29/6/2025 Dương lịch).
- Tháng 6 nhuận Âm lịch (bắt đầu từ 29/7/2025 Dương lịch).
Quy tắc xác định năm nhuận Âm lịch
Năm nào chia hết cho 19 và có số dư là 0, 3, 6, 9, 11, 14 hoặc 17 thì năm đó là năm nhuận Âm lịch.
Ví dụ:
- 2023 ➝ 2023 ÷ 19 = 106 dư 9 → Nhuận (tháng 2)
- 2025 ➝ 2025 ÷ 19 = 106 dư 11 → Nhuận (tháng 6)
- 2026 ➝ 2026 ÷ 19 = 106 dư 12 → Không nhuận
Dưới đây là danh sách các năm nhuận Âm lịch gần đây và sắp tới, cùng với tháng nhuận tương ứng:
Năm Dương lịch | Tháng nhuận Âm lịch |
---|---|
1995 | Tháng 8 |
1998 | Tháng 5 |
2001 | Tháng 4 |
2004 | Tháng 2 |
2006 | Tháng 7 |
2009 | Tháng 5 |
2012 | Tháng 4 |
2014 | Tháng 9 |
2017 | Tháng 6 |
2020 | Tháng 4 |
2023 | Tháng 2 |
2025 | Tháng 6 |
2028 | Tháng 5 |
2031 | Tháng 3 |
>> Cách cúng Rằm tháng Giêng để mang lại phúc thọ và may mắn? Rằm tháng Giêng 2025 là ngày mấy dương lịch?
Năm 2025 có phải là năm nhuận âm lịch? Có hai tháng 6 Âm lịch trong năm 2025?(Hình từ Internet)
Người lao động có thêm ngày nghỉ trong năm nhuận Âm lịch không?
Việc năm 2025 có tháng nhuận không ảnh hưởng đến số ngày nghỉ lễ chính thức của người lao động.
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động bao gồm:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 05 ngày.
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/04 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/05 dương lịch).
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/03 âm lịch).
Theo đó, 02 ngày nghỉ lễ, tết của người lao động rơi vào ngày âm lịch bao gồm Tết nguyên đán 2025 và Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Mùng 10/03 âm lịch. Do đó, năm 2025 nhuần tháng 06 âm lịch không làm thay đổi số ngày nghỉ lễ tết của người lao động.
Như vậy, năm 2025 nhuận âm lịch, người lao động không có thêm ngày nghỉ lễ, tết.
Trường hợp nào người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương?
Căn cứ vào 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, theo như quy định trên thì người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:
- Kết hôn
- Con đẻ, con nuôi kết hôn
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];