Lao động nữ mang thai có được hoãn hợp đồng lao động? Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản có được hưởng quyền lợi gì đặc biệt không?

Lao động nữ mang thai có được hoãn hợp đồng lao động? Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản có được hưởng quyền lợi gì đặc biệt không?

Đăng bài: 01:57 10/05/2025

Lao động nữ mang thai có được hoãn hợp đồng lao động?

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
...
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
...

Đồng thời khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
...

Như vậy , lao động nữ được hoãn hợp đồng lao động khi có sự xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Lao động nữ mang thai có được hoãn hợp đồng lao động? Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản có được hưởng quyền lợi gì đặc biệt không?

Lao động nữ mang thai có được hoãn hợp đồng lao động? Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản có được hưởng quyền lợi gì đặc biệt không? (Hình internet)

Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản có được hưởng quyền lợi gì đặc biệt không?

Tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định quyền lợi dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản đối với lao động nữ như sau:

[1] Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 52, khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 53, điểm a khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, lao động nữ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe liên tục bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

[2] Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:

- 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

- 05 ngày đối với trường hợp khác.

[3] Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.

Lưu ý: Quyền lợi này không áp dụng với trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Đồng thời Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.

Lao động nữ sau khi nghỉ thai sản có được nghỉ việc không?

Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 lao động nữ sau khi nghỉ thai sản có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu báo trước cho người sử dụng lao động theo các mốc thời gian như sau:

- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

***Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025***

Xem thêm 

2 Cao Ngọc Phương Linh

Từ khóa: chế độ thai sản Lao động nữ mang thai lao động nữ sinh con hưởng chế độ thai sản lao động nữ sau khi nghỉ thai sản hoãn hợp đồng lao động Luật Bảo hiểm xã hội 2024

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...