Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ngày 1/5 có sự kiện gì? Ngày 1/5 có phải là ngày lễ lớn trong nước?
Ngày 1/5 có sự kiện gì? Ngày 1/5 có phải là ngày lễ lớn trong nước?
Ngày 1/5 có sự kiện gì? Ngày 1/5 có phải là ngày lễ lớn trong nước?
Vào ngày 1/5 có sự kiện diễn ra là ngày Quốc tế Lao động (hay còn gọi là Quốc tế 1/5) diễn ra. Ngày Quốc tế Lao động là ngày lễ quốc tế tôn vinh giai cấp công nhân và người lao động trên toàn thế giới. Đây là dịp để ghi nhớ và tri ân những đóng góp to lớn của người lao động vào sự phát triển của xã hội, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, đấu tranh vì quyền lợi chính đáng của họ.
Nguồn gốc của việc ngày 1/5 có sự kiện Quốc tế Lao động do bắt đầu từ phong trào đấu tranh của công nhân Mỹ vào ngày 1/5/1886 tại thành phố Chicago. Hàng trăm nghìn công nhân đã xuống đường biểu tình yêu cầu giảm giờ làm việc xuống còn 8 tiếng mỗi ngày. Cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu nhưng đã dấy lên làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong phong trào công nhân toàn thế giới. Để tưởng nhớ sự kiện này và thể hiện tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, năm 1889, Quốc tế Cộng sản II đã quyết định chọn ngày 1/5 hằng năm làm “Ngày Quốc tế Lao động”.
Lưu ý: Thông tin về "Ngày 1/5 có sự kiện gì? Ngày 1/5 có phải là ngày lễ lớn trong nước?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày Quốc tế lao động 1/5 người lao động có được nghỉ không? (Hình từ Internet)
Ngày Quốc tế lao động 1/5 người lao động có được nghỉ không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định nêu trên thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 06 dịp lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày 1/5 tức là ngày Quốc tế Lao động thì người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương. Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Người lao động tự ý nghỉ việc có bị chấm dứt hợp đồng lao động không?
Tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Như vậy, nếu như người lao động tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật về lao động.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];