Lương tối thiểu vùng của 13 đặc khu ở Việt Nam từ 01/7/2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính (Đề xuất)
Bài viết dưới đây sẽ nêu ra mức lương tối thiểu vùng của 13 đặc khu ở Việt Nam từ 01/7/2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính theo đề xuất mới của Bộ Nội vụ.
Lương tối thiểu vùng của 13 đặc khu ở Việt nam từ 01/7/2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính (Đề xuất) (Hình từ Internet)
Danh sách 13 đặc khu ở Việt Nam sau sắp xếp đơn vị hành chính (Dự kiến)
Ngày 14/4/2025 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (sau đây gọi là Đề án).
Cụ thể, Đề án đã nêu rõ nguyên tắc tổ chức sắp xếp lại ĐVHC cấp xã trong thời gian tới như sau:
Sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các ĐVHC cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu (không còn loại hình ĐVHC thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn).
Chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ 1 huyện đảo, (11 huyện đảo, gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo).
Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 01 huyện riêng, theo đó nghiên cứu thành lập 02 đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu.
Dựa theo nội dung nêu trên, dự kiến Việt Nam sẽ có 13 đặc khu sau sắp xếp đơn vị hành chính:
STT |
Đặc khu |
Thuộc tỉnh, thành phố |
1 |
Vân Đồn |
Quảng Ninh |
2 |
Cô Tô |
|
3 |
Cát Hải |
TP. Hải Phòng (Hải Dương + TP. Hải Phòng) |
4 |
Bạch Long Vỹ |
|
5 |
Cồn Cỏ |
Quảng Trị (Quảng Bình + Quảng Trị) |
6 |
Lý Sơn |
Quảng Ngãi (Quảng Ngãi + Kon Tum) |
7 |
Hoàng Sa |
TP. Đà Nẵng (Quảng Nam + TP. Đà Nẵng) |
8 |
Trường Sa |
Khánh Hòa (Khánh Hòa + Ninh Thuận) |
9 |
Phú Quý |
Lâm Đồng (Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận) |
10 |
Côn Đảo |
TP. Hồ Chí Minh (Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu) |
11 |
Kiên Hải |
An Giang (Kiên Giang + An Giang) |
12 |
Phú Quốc |
|
13 |
Thổ Châu |
Lương tối thiểu vùng của 13 đặc khu từ 01/7/2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính
Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố bản dự Dự thảo Nghị định mới nhất về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ.
Trong đó có việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng của các địa bàn cấp xã đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập từ ngày 01/7/2025, bao gồm cả 13 đặc khu.
Dựa theo danh mục lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, lương tối thiểu vùng của 13 đặc khu từ 01/7/2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
Vùng |
Đặc khu |
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
Đặc khu Cát Hải |
4.960.000 |
23.800 |
Vùng II |
Đặc khu Bạch Long Vĩ, Phú Quốc, Thổ Châu |
4.410.000 |
21.200 |
Vùng III |
Đặc khu Vân Đồn, Côn Đảo, Kiên Hải |
3.860.000 |
18.600 |
Vùng IV |
Đặc khu Cô Tô, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý |
3.450.000 |
16.600 |
Lưu ý: Mức lương tối thiểu vùng vẫn áp dụng theo mức lương đã được quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
>> Xem thêm:
- Lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo đề xuất mới của Bộ Nội vụ
- Lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ xác định thế nào khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện?
- Dự kiến hoàn thành Nghị định quy định về lương tối thiểu vùng đối với người lao động vào tháng 10/2025?
Được biết, mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. |
Mức lương tối thiểu theo Bộ luật Lao động 2019 được quy định ra sao?
Cụ thể tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về mức lương tối thiểu như sau:
- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
- Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Từ khóa: Lương tối thiểu vùng 13 đặc khu ở Việt Nam Đơn vị hành chính Lương tối thiểu vùng của 13 đặc khu Người lao động Danh sách 13 đặc khu ở Việt Nam Sắp xếp đơn vị hành chính
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;