Thay đổi thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục?
Thay đổi thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông? Cán bộ quản lý giáo dục phải thực hiện nhiệm vụ quản lý giáo dục?
Thay đổi thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục?
Căn cứ Điều 32 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục quy định như sau:
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương
1. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
a) Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;
b) Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định.
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
2. Tài liệu giáo dục địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt. Tiêu chuẩn kỹ thuật về tài liệu giáo dục địa phương theo quy định pháp luật.
Như vậy, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trước đây, thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử.
Trên là thông tin thay đổi thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
>> Chỉ còn 7 văn bằng chứng chỉ theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục?
Thay đổi thẩm quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục? (Hình từ Internet)
Cán bộ quản lý giáo dục phải thực hiện nhiệm vụ quản lý giáo dục ra sao?
Căn cứ Điều 71b Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục quy định như sau:
Cán bộ quản lý giáo dục
1. Cán bộ quản lý giáo dục là người thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo phạm vi thẩm quyền được giao trong cơ quan quản lý giáo dục.
2. Cán bộ quản lý giáo dục thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về công chức.
3. Nhà giáo được cấp có thẩm quyền chuyển sang vị trí cán bộ quản lý giáo dục được bảo lưu các chế độ phụ cấp đối với nhà giáo trong thời gian 12 tháng theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, cán bộ quản lý giáo dục phải thực hiện nhiệm vụ quản lý giáo dục như sau: Cán bộ quản lý giáo dục là người thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo phạm vi thẩm quyền được giao trong cơ quan quản lý giáo dục.
Bên cạnh đó, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về công chức.
Nhà giáo được cấp có thẩm quyền chuyển sang vị trí cán bộ quản lý giáo dục được bảo lưu các chế độ phụ cấp đối với nhà giáo trong thời gian 12 tháng theo quy định của Chính phủ.
Từ khóa: sách giáo khoa thẩm quyền quyết định giáo dục phổ thông Luật Giáo dục Cán bộ quản lý giáo dục nhiệm vụ quản lý giáo dục Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;