Gần một nửa thí sinh dự kiến chọn Lịch sử - Địa lý thi tốt nghiệp 2025?

Kỳ thi THPT 2025? Xu hướng chọn môn thi? Lý do học sinh chuộng môn xã hội? Giải pháp ôn tập từ các địa phương?

Đăng bài: 17:45 15/04/2025

Gần một nửa thí sinh dự kiến chọn Lịch sử - Địa lý thi tốt nghiệp 2025? 

Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Gần một nửa thí sinh dự kiến chọn Lịch sử - Địa lý thi tốt nghiệp 2025:

(1) Kỳ thi THPT 2025?

- Diễn ra vào 26-27/6/2025.

- Khoảng 1,1 triệu thí sinh dự thi (tăng 40.000 so với năm ngoái).

- Áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Thí sinh thi 4 môn, gồm:

+ 2 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn.

+ 2 môn tự chọn từ các môn lớp 12: Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ.

(2) Xu hướng chọn môn thi?

Nhiều địa phương cho hay đã tổ chức khảo sát, thi thử tốt nghiệp và thống kê lựa chọn của học sinh lớp 12. Theo đó, xu hướng chọn môn thi như sau:

- Hà Nội (117.000 học sinh):

+ Tiếng Anh: ~61.000 (52%)

+ Lịch sử: ~47.500 (40%)

+ Địa lý: ~45.000 (38%)

+ Vật lý: ~33.000 (28%)

+ Hóa học: ~13.000 (11%)

+ Sinh học: ~3.000 (3%)

Gần một nửa thí sinh dự kiến chọn Lịch sử - Địa lý thi tốt nghiệp 2025?

- TP Huế (13.400 học sinh):

+ Lịch sử: 38%

+ Tiếng Anh: 34%

+ Địa lý: 31%

+ Vật lý: 30%

+ Hóa học: 22%

+ Sinh học: 8%

- Một địa phương ở phía Bắc:

+ Lịch sử và Địa lý: >50%

+ Vật lý: ~30%

+ Hóa học: ~20%

+ Sinh học: ~3%

Gần một nửa thí sinh dự kiến chọn Lịch sử - Địa lý thi tốt nghiệp 2025?

- Bắc Giang (23.400 học sinh):

+ Lịch sử – Địa lý: ~7.300 (31%)

+ Vật lý – Hóa học: ~15%

+ Các tổ hợp xã hội khác: chiếm đa số.

+ Tin học và Công nghệ: ít học sinh chọn.

(3) Lý do học sinh chuộng môn xã hội?

- Lịch sử và Tiếng Anh là hai môn bắt buộc trong chương trình mới, nên em nào cũng được học.

- Nhiều học sinh xét tuyển ĐH phổ biến bằng tổ hợp D01 (Toán – Văn – Anh) nên chỉ cần thi thêm một môn nữa.

- Tâm lý sợ các môn tự nhiên, lo ngại điểm thấp.

- Theo đó, nhiều học sinh tin rằng môn xã hội dễ đạt điểm cao hơn.

(4) Giải pháp ôn tập từ các địa phương?

- Để đáp ứng nhi cầu đa dạng về môn thi tốt nghiệp của học sinh. Nhiều địa phương đã đưa ra giải pháp ôn tập như:

+ Hà Nội: dạy qua truyền hình, app Hanoi On, phân loại học sinh để bồi dưỡng.

+ Huế: xây dựng thư viện đề, bài giảng, video hỗ trợ dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp, hỗ trợ cả trường vùng khó.

+ Bắc Giang: phân nhóm ôn tập theo tổ hợp chọn nhiều hay ít, phân tích cấu trúc đề và lỗi thường gặp.

Trên đây là là thông tin về Gần một nửa thí sinh dự kiến chọn Lịch sử - Địa lý thi tốt nghiệp 2025?

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 online chi tiết nhất?

Xem thêm: Thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Gần một nửa thí sinh dự kiến chọn Lịch sử - Địa lý thi tốt nghiệp 2025?

Gần một nửa thí sinh dự kiến chọn Lịch sử - Địa lý thi tốt nghiệp 2025? (Hình từ Internet)

Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ra sao?

Căn cứ theo phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT được quy định cụ thể như sau:

(1) Mục đích tổ chức thi:

Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

(2) Đối tượng dự thi:

Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

(3) Nội dung thi:

Bám sát nội dung của Chương trình GDPT 2018.

(4) Hình thức thi:

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

(5) Môn thi:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

(6) Thời gian tổ chức thi:

Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Kỳ thi) được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(7) Phương thức xét công nhận tốt nghiệp:

Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

(8) Phân cấp, phân quyền tổ chức thi:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo: (1) Chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kỳ thi; (2) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi; (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi; (4) Phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi; (5) Hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (1) Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương; (2) Chủ động có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kỳ thi; (3) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo Lịch thi chung và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(9) Lộ trình triển khai thực hiện:

- Phương án thi được thực hiện từ năm 2025.

- Giai đoạn 2025 - 2030: Giữ ổn định phương thức thi trên giấy.

- Giai đoạn sau 2030: Từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

- Tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp trung học phổ thông thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước.

(10) Kinh phí thực hiện:

Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện Phương án thi theo nhiệm vụ được giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước 2015. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về xử lý các trường hợp bất thường về đề thi như thế nào?

Căn cứ theo Điều 54 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

 Xử lý các trường hợp bất thường về đề thi

1. Trường hợp đề thi có những sai sót được phát hiện trong quá trình in sao đề thi phải báo ngay cho Chủ tịch Hội đồng ra đề thi; trong quá trình coi thi, lãnh đạo Hội đồng thi phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia để có phương án xử lý.

2. Các trường hợp bất thường về đề thi đều phải được báo cáo về Ban Chỉ đạo các cấp để xem xét, quyết định.

3. Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia chịu trách nhiệm toàn bộ về xử lý tình huống lộ đề thi. Khi có kết luận chính thức về lộ đề thi, Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia quyết định đình chỉ bài thi/môn thi bị lộ đề thi và tổ chức thi bài thi/môn thi đó bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi.

Theo đó, quy định về xử lý các trường hợp bất thường về đề thi được quy định cụ thể như sau:

[1] Trường hợp đề thi có những sai sót được phát hiện trong quá trình in sao đề thi phải báo ngay cho Chủ tịch Hội đồng ra đề thi; trong quá trình coi thi, lãnh đạo Hội đồng thi phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia để có phương án xử lý.

[2] Các trường hợp bất thường về đề thi đều phải được báo cáo về Ban Chỉ đạo các cấp để xem xét, quyết định.

[3] Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia chịu trách nhiệm toàn bộ về xử lý tình huống lộ đề thi. Khi có kết luận chính thức về lộ đề thi, Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia quyết định đình chỉ bài thi/môn thi bị lộ đề thi và tổ chức thi bài thi/môn thi đó bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi.

8 Huỳnh Mai Đoan Trang

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...