Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông có mức lương hấp dẫn đòi hỏi yếu tố gì?

Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông có mức lương bao nhiêu? Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông nên ký loại hợp đồng?

Đăng bài: 15:06 16/04/2025

Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông có mức lương bao nhiêu?

Theo thống kê từ tháng 2 2025, dân số Việt Nam khoảng 102 triệu người, trong đó 79,8 triệu người dùng internet, chiếm 78,8% tổng dân số. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng người dùng internet đã tăng thêm 0,3% (223.000 người). Trung bình mỗi người dành hơn 6 giờ/ngày để truy cập internet. Điều này cho thấy các lĩnh vực về công nghệ thông tin và truyền thông sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ kéo theo việc phát sinh thêm nhiều vị trí công việc hấp dẫn như chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông được nhiều ứng viên nắm bắt, đặc biệt là thế hệ Gen Z.

Xử lý khủng hoảng truyền thông được ví như một vụ hỏa hoạn yêu cầu tính kịp thời, linh hoạt nhưng tốt nhất vẫn nên phải phòng ngừa từ ban đầu. Thu nhập cho vị trí chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông lên tới 10 - 15 triệu đồng.

Khủng hoảng truyền thông đến từ nhiều nguyên nhân nhưng chung quy vẫn là sự kiện ngoài ý muốn mang mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín của đơn vị và niềm tin của các bên liên quan. Sự kiện có thể là một hành động vi phạm lòng tin, một sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh, cáo buộc bởi các nhân viên hoặc những người khác, một Nghị định đột ngột của Chính phủ, lỗ hổng trong sản phẩm, hoặc bất kỳ tác động tiêu cực xảy ra trong cuộc sống chúng ta.

Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông cần các yếu tố sau đây:

- Phản ứng nhanh và xử lý được các sự cố bất ngờ: sự kiện xảy ra có thể rơi vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày. Vì vậy, để sẵn sàng đối phó với sự cố khủng hoảng truyền thông, luôn cần có một đội ngũ thu thập thông tin từ cơ sở dày dặn kinh nghiệm để phản ứng sớm trước khi thông tin bị lan rộng trong cộng đồng, trên mạng xã hội để tránh tình trạng bị hoảng loạn hay dậm chân tại chỗ kéo dài nhiều giờ, lãng phí mất thời gian quý báu để hành động.

- Tránh thiếu hụt thông tin: thiếu hụt thông tin về nguyên nhân gây ra khủng hoảng là mối quan hệ mật thiết đến sự thành bại trong quản lý sự cố khủng hoảng truyền thông.

- Kiểm soát khả năng leo thang của vấn đề: phần lớn đa số các vấn đề trước khi được sự chú ý đông đảo của người xem thì thường bắt đầu rất nhỏ. Vì vậy vấn đề cho dù nhỏ đến đâu cũng cần được chú ý và đề xuất biện pháp xử lý từ sớm.

- Tránh khả năng mất kiểm soát vấn đề: khủng hoảng truyền thông thường được nói đến với cụm từ "24 giờ vàng ngọc" nếu không kịp khoanh vùng và xử lý sự cố khủng hoảng truyền thông trong vòng 24 giờ đầu tiên, khả năng mất kiểm soát khủng hoảng càng đến gần hơn. Ngày nay, với số lượng người truy cập vào các trang mạng xã hội chiếm đến 78,8% tổng dân số thì người làm ở vị trí này không còn có 24 giờ để xử lý nữa mà có thể sẽ rút ngắn lại để tránh trường hợp thông tin lây lan quá nhanh.

- Quan sát được khả năng bị giám sát chặt chẽ từ bên ngoài và bị đào xới các vấn đề trong quá khứ

- Giản thiểu khả năng bị bao vây gây tâm lý hoảng loạn

Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông có mức lương hấp dẫn đòi hỏi yếu tố gì?

Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông có mức lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Chuyên viên xử lý khủng hoảng truyền thông nên ký loại hợp đồng gì?

Người làm nghề truyền thông nếu muốn làm hình thức công việc có tính tự do, không có sự ràng buộc của người sử dụng lao động thì nên ký hợp đồng dịch vụ được căn cứ theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

Hợp đồng dịch vụ chỉ yêu cầu có sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Ngoài ra, người làm nghề truyền thông theo hình thức không làm việc tự do thì có thể ký hợp đồng lao động căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động sẽ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

1 Nguyễn Minh Thư

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...