Sắc màu thành phố Bác 19/4: Địa điểm, thời gian và các sự kiện đáng xem không thể bỏ lỡ?
Địa điểm, thời gian khai mạc và các sự kiện đáng xem không thể bỏ lỡ trong chương trình Sắc màu thành phố Bác ngày 19 4?
Sắc màu thành phố Bác 19/4: Địa điểm, thời gian và các sự kiện đáng xem không thể bỏ lỡ?
Chương trình Sắc màu thành phố Bác là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động nhằm hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chuỗi hoạt động này sẽ diễn ra vào khung giờ từ 19g30 ngày 19. 26, 29 và 30 tháng 4. Địa điểm tổ chức tại nhiều nơi như: Khu vực phía trước trụ sở Hội đồng nhân dân và UBND Thành phố; Phố đi bộ Nguyễn Huệ; Nhà hát thành phố; Khu vực không gian công viên Bến Bạch Đằng (bao gồm đoạn sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son đến Bến Nhà Rồng); Thành phố Thủ Đức; phần kênh rạch chảy qua các quận 1,4,5,6,8...
Vào tối nay 19/4 sẽ khai mạc Chương trình Sắc màu thành phố Bác với nhiều hoạt động đáng xem không thể bỏ lỡ.
- Địa điểm: Sân khấu mở phía trước UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Phố đi bộ Nguyễn Huệ; các không gian biểu diễn trên khu vực đi bộ đường Nguyễn Huệ; khu vực công viên bến Bạch Đằng sông Sài Gòn.
- Thời gian: Từ 19g30 ngày 19/4/2025.
- Hoạt động:
+ Khu vực công viên Bến Bạch Đằng: Diễu hành thuyền hoa đăng tuyên truyền; tàu du lịch với sự tham gia của 6 thuyền ca nô của CLB Thể dục thể thao Thanh Đa TPHCM dẫn đầu, diễu hành cùng thuyền hoa đăng. Dự kiến đi theo lộ trình đi qua các quận 1,4,5,6 và 8...
+ Trên sông Sài Gòn: Biểu diễn đờn ca tài tử; các hoạt động diễu hành tàu du lịch, biểu diễn các hoạt động thể thao dưới nước (trình diễn thuyền buồm sailing, bay bằng phản lực nước, lướt ván flyboard, ván chèo và trình diễn dù lượn...); chương trình nghệ thuật tại sân khấu sà lan Bến Bạch Đằng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Sắc màu thành phố Bác 19/4: Địa điểm, thời gian và các sự kiện đáng xem không thể bỏ lỡ.
Xem thêm:
>>>> Thời gian tổ chức Tổng hợp luyện diễu binh lần 2 cho Lễ diễu binh 2025?
>>>> Lễ diễu binh 2025: Chi tiết sơ đồ các hướng diễu binh 30 4 - 1 5 mới nhất?
Sắc màu thành phố Bác 19/4: Địa điểm, thời gian và các sự kiện đáng xem không thể bỏ lỡ? (Hình từ Internet)
Người tham gia có quyền gì trong các lễ hội?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, người tham gia lễ hội có các quyền sau khi tham gia các lễ hội:
- Thể hiện sự kính trọng,. lòng biết ơn đối với các vị tiền bối, bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị lịch sử, đạo đức, văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh.
- Thể hiện mong muốn có những Điều tốt đẹp, may mắn đến với bản thân, những người xung quanh, quê hương, đất nước.
- Có quyền tham gia giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội cần có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
1. Cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội theo quy định tại Nghị định này và thực hiện theo nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội;
c) Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định của Nghị định này;
d) Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
...
Theo đó, cơ quan đơn vị tổ chức lễ hội cần có trách nhiệm sau:
- Phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội và thực hiện theo đúng nội dung mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban tổ chức, chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban tổ chức lễ hội.
- Có trách nhiệm trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
- Báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hoặc thông báo chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];