Chính thức gia hạn thời gian trưng bày xá lợi Đức Phật, cụ thể ra sao?
Đại sứ quán Ấn Độ chính thức đồng ý kéo dài thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật? Người tổ chức lễ hội có trách nhiệm?
Chính thức gia hạn thời gian trưng bày xá lợi Đức Phật, cụ thể ra sao?
Ngày 20/5, Đại sứ quán Ấn Độ đã đưa ra thông báo chính thức về việc đồng ý gia hạn thời gian trưng bày xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau ngày 21/5 cụ thể như sau:
Bộ Dân tộc và Tôn giáo, sau khi tiếp nhận công văn của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tham mưu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có thư gửi Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ đề nghị gia hạn thời gian tôn trí xá lợi Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 - 2/6/2025.
Theo đó, Đại sứ quán Ấn Độ cũng đề nghị cung cấp lịch trình các địa điểm trưng bày sau ngày 21.5 để có thể sắp xếp những công việc cần thiết như gia hạn thị thực cho các quan chức và tăng sĩ Ấn Độ đi cùng, các nghi lễ và công tác an ninh liên quan.
Các ngày vừa qua, dưới sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ tại Việt Nam từ ngày 2/5 - 21/5/2025.
Đây cũng là lần thứ 4 xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được thực hiện trang trọng, cung rước ra ngoài phạm vi Ấn Độ.
Từ ngày 2/5 - 21/5/2025, xá lợi Đức Phật đã được tôn trí tại 4 địa điểm là chùa Thanh Tâm (TP Hồ Chí Minh), núi Bà Đen (Tây Ninh), chùa Quán Sứ (Hà Nội) và chùa Tam Chúc (Hà Nam), phục vụ cho người dân, Phật tử đến chiêm bái xá lợi Đức Phật và đảnh lễ.
Cả 4 ngôi chùa được tôn trí xá lợi Đức Phật đều thu hút số lượng người dân, Phật tử đến chiêm bái rất lớn. Đặc biệt là chùa Tam Chúc (Hà Nam), là địa điểm cuối của lịch trình tôn trí xá lợi Phật (từ ngày 17/5 - 20/5), trước khi có thông tin chính thức về dời thời gian tôn trí xá lợi Phật.
Chính thức gia hạn thời gian trưng bày xá lợi Đức Phật, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Người tổ chức lễ hội có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tổ chức lễ hội có trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
..
2. Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
c) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
đ) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
e) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Như vậy, người tổ chức lễ hội có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện ban hành và phổ biến quy chế làm việc rõ ràng cho Ban tổ chức lễ hội, ai làm gì thì phải được phân công cụ thể. Đồng thời có nội quy để mọi người cùng giữ gìn nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.
- Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích và giá trị của lễ hội thông qua loa phát thanh, bảng thông tin hay các hình thức truyền thông khác. Cũng nên công khai số điện thoại đường dây nóng để ai có ý kiến phản ánh thì biết gọi ở đâu.
- Lên kế hoạch cụ thể để đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường trong suốt thời gian lễ hội diễn ra, tránh xảy ra mất kiểm soát hay gây ảnh hưởng xấu.
- Phân rõ khu vui chơi, dịch vụ để không làm ảnh hưởng đến không gian di tích. Cần đặt bảng nội dung, hướng dẫn ở nơi dễ nhìn để người tham gia biết và làm theo.
- Những người bán hàng trong khu vực lễ hội phải niêm yết giá rõ ràng, không được chặt chém hay chèo kéo. Cấm bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, đặc biệt là động vật quý hiếm hay thực phẩm không an toàn.
- Không được bán vé hay thu tiền để vào lễ hội. Việc đặt tiền lễ phải đúng nơi quy định. Mọi nguồn thu từ lễ hội cần được quản lý công khai, minh bạch và dùng đúng mục đích.
Từ khóa: Xá lợi Đức Phật Chiêm bái xá lợi đức phật Đại sứ quán Ấn Độ Người tổ chức lễ hội Tổ chức lễ hội Gia hạn thời gian trưng bày xá lợi Đức Phật Phật tử
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất
Bài viết liên quan
