Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hướng dẫn điền và tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất 2025?
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất và hướng dẫn điền chi tiết? Người lao động nghỉ không lương bao nhiêu ngày thì không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Hướng dẫn điền và tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất 2025?
Hiện nay, theo quy định cụ thể của pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn xin nghỉ việc không lương. Thông thường, mỗi cơ quan hoặc doanh nghiệp sẽ tự xây dựng và áp dụng mẫu đơn riêng phù hợp với nội bộ của mình.
Khi viết đơn xin nghỉ việc không lương, cần nêu rõ lý do xin nghỉ, thời gian nghỉ dự kiến và khẳng định rằng tự nguyện không nhận lương trong khoảng thời gian này. Ngoài ra, cũng có thể đề xuất phương án giải quyết công việc, như phân công tạm thời cho đồng nghiệp hoặc tự sắp xếp trước khi nghỉ.
Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất có thể tham khảo: Tại đây
Hướng dẫn điền chi tiết đơn xin nghỉ việc không lương như sau:
[1] Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức...
Ví dụ: Ban Giám đốc Công ty TNHH A,B,C...
[2] Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.
[3] [4] Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.
Ví dụ: Trưởng phòng kế toán, trưởng phòng Marketing,...
[5] Ghi rõ lý do xin nghỉ, lý do càng chi tiết, càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.
Ví dụ: Về quê đám giỗ, có việc đột xuất,...
[6] Ghi rõ họ tên, chức vụ, phòng/ban/bộ phận, thông tin liên lạc của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ.
Ví dụ: Nguyễn Văn A, Copy Writer, thông tin Skype, Zalo,...
[7] Ghi chi tiết các công việc bàn giao, càng chi tiết bao nhiêu người tiếp nhận càng dễ dàng thực hiện công việc bấy nhiêu và thuận lợi cho người có thẩm quyền xét duyệt hơn.
Trên đây là những nội dung cơ bản không thể thiếu của đơn xin nghỉ việc không lương. Ngoài ra, tùy theo tính chất và đặc thù công việc, người viết đơn có thể thay đổi, bổ sung một số nội dung phù hợp và đảm bảo yêu cầu công việc của công ty.
Hướng dẫn điền và tải mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất 2025? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
[1] Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
[2] Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
[3] Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động?
Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
[1] Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
[2] Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019;
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019;
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];