Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân - Cánh diều lớp 7 ngắn gọn nhất?
Tham khảo sọạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân - Cánh diều lớp 7 ngắn gọn nhất?
Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân - Cánh diều lớp 7?
Tác giả Ê-dốp
Ê-dốp (620-564 TCN) là một nhà văn Hy Lạp nổi tiếng với những câu chuyện ngụ ngôn mang tính giáo dục cao. Dù sinh ra trong hoàn cảnh nô lệ, ông đã để lại di sản văn học phong phú, được dịch ra nhiều ngôn ngữ và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?
Trả lời:
- Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn: Trong khi các thành viên phải làm việc vất vả còn anh Bụng thì nhàn rỗi.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.
Trả lời:
- Phản ứng của các thành viên cơ thể:
+ Tay – bỏ hẳn gắp thịt
+ Miệng- nhất quyết không xơi
+ Răng – ngồi chơi
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kết quả cuối cùng thế nào?
Trả lời:
Kết quả cuối cùng:
+ Tay- oặt ẹo
+ Miệng- khô, đắng ngắt
+ Chân- không mang nổi cơ thể
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?
Trả lời:
- Khổ thơ cuối là bài học của truyện. Đó là mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào văn bản Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
Ngày xưa, các bộ phận trên cơ thể người như Răng, Miệng, Tay và Chân cảm thấy bất công vì cho rằng mình phải làm việc vất vả để nuôi Bụng, trong khi Bụng chỉ ngồi yên và hưởng thụ. Họ quyết định ngừng cung cấp thức ăn cho Bụng để không phải làm việc nữa.
Tuy nhiên, sau một thời gian, cả cơ thể trở nên mệt mỏi và yếu dần. Lúc đó, Răng, Miệng, Tay và Chân mới hiểu rằng Bụng cũng có vai trò quan trọng: tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nuôi sống toàn bộ cơ thể. Cuối cùng, họ nhận ra rằng mọi bộ phận đều cần hợp tác với nhau để cơ thể có thể hoạt động khỏe mạnh.
Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).
Tiêu chí | Khái niệm truyện ngụ ngôn | Truyện "Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân" |
---|---|---|
Nội dung | Mượn chuyện loài vật, đồ vật… để nói chuyện con người. | Lấy các bộ phận trên cơ thể để nói về con người. |
Bài học | Rút ra bài học nhân sinh sâu sắc, kinh nghiệm sống. | Nhấn mạnh bài học về sự đoàn kết và vai trò của từng cá nhân trong tập thể. |
Thể loại | Văn xuôi hoặc văn vần. | Văn xuôi. |
Nhân vật | Chủ yếu là loài vật, đồ vật (ẩn dụ cho con người). | Các bộ phận trên cơ thể người (nhân cách hóa để truyền tải bài học). |
Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân?
Trả lời:
Bài học được rút ra: mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê- dốp và nêu nhận xét của em.
Tiêu chí | Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) | Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân (Hi Lạp) |
---|---|---|
Thể loại | Văn xuôi | Văn vần |
Nhân vật | Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân |
Nội dung | Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể | Sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể |
Bài học | Phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. | Phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. |
Nhận xét: Truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện Ê- dốp có nhiều điểm giống nhau chỉ khác nhau chủ yếu về thể loại và một số nhân vật trong truyện.
>>Soạn văn bài Lá đỏ - Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức (ngắn gọn)?
Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân - Cánh diều lớp 7 ngắn gọn nhất?(Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục bao gồm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
- Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ của học sinh bao gồm:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];