Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
HPV là gì? HPV có phải là ung thư cổ tử cung không?
HPV là gì? HPV có phải là ung thư cổ tử cung? Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung?
HPV là gì? HPV có phải là ung thư cổ tử cung không?
HPV là gì?
HPV (Human Papilloma Virus) là virus u nhú ở người. Hiện nay ước tính có 40 chủng có khả năng gây các bệnh đường sinh dục, trong đó có 15 chủng có nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, âm đạo và các bộ phận sinh dục khác.
HPV là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác như ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan.
HPV có phải là ung thư cổ tử cung không?
Như định nghĩa HPV đã nêu trên, HPV không phải là ung thư cổ tử cũng mà HPV là virus u nhú ở người và là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung.
HPV là gì? HPV có phải là ung thư cổ tử cung không? (Hình từ Internet)
Ung thư cổ tử cung là gì?
Căn cứ mục 1 Phần 1 Quyết định 3792/QĐ-BYT năm 2024 quy định về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung như sau:
1. Đại cương
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô vảy (biểu mô lát tầng) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Ung thư cổ tử cung tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong, gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, do khoảng thời gian hình thành và phát triển tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung tương đối dài; nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã được xác định. Mặt khác cổ tử cung là bộ phận có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các can thiệp điều trị nên đại đa số các trường hợp UTCTC có thể được chẩn đoán sớm và dự phòng bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư.
...
Như vậy, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô vảy (biểu mô lát tầng) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong.
Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung là gì?
Căn cứ mục 2 Phần 1 Quyết định 3792/QĐ-BYT năm 2024 quy định về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung như sau:
Nhiễm một hoặc nhiều týp vi rút gây u nhú ở người (Human Papillomavirus - HPV) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân tiên phát của UTCTC. HPV là tác nhân truyền qua đường tình dục. Cho đến nay đã phát hiện được khoảng 200 týp HPV, trong đó có hơn 30 týp thường lây lan qua quan hệ tình dục. Người ta chia HPV sinh dục thành hai nhóm: nhóm nguy cơ thấp (thường gặp nhất là các týp 6 và 11) gây nên sùi mào gà sinh dục và nhóm nguy cơ cao (khoảng 16 týp), gây ra các tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung và/hoặc ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn, dương vật, thanh quản...
Có 8 týp sinh ung thư thường gặp nhất là 16,18, 45, 33, 51, 58, 31, 52 và 35, chịu trách nhiệm cho khoảng 96,1% các ung thư cổ tử cung. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới phân chia các týp HPV sinh ung thư thành 4 nhóm như sau:
- Nhóm 1: HPV 16, là nguyên nhân của khoảng 60% ung thư tế bào vảy CTC.
- Nhóm 2 : HPV 18, 45, lần lượt là nguyên nhân của 15% và 5% ung thư tế bào vảy CTC.
- Nhóm 3: các týp nằm gần HPV 16 trong cây phả hệ, bao gồm HPV 33, 31, 52, 58 và 35, tính chung gây ra khoảng 15% ung thư tế bào vảy CTC.
- Nhóm 4: nguy cơ thấp hơn, bao gồm HPV 39, 51, 59, 56 và 68, tính chung gây ra khoảng 5% ung thư tế bào vảy CTC.
Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 85%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể; trong khi nguy cơ nhiễm ít nhất 1 lần trong đời của nam giới là 91%. Tỷ lệ mắc bệnh UTCTC trên thế giới nói chung và ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ hiện nhiễm HPV, tỷ lệ này cao hơn ở khu vực miền Nam so với miền Bắc và miền Trung.
Các yếu tố nguy cơ nhiễm HPV:
+ Quan hệ tình dục sớm,
+ Quan hệ tình dục với nhiều người,
+ Sinh nhiều con,
+ Vệ sinh sinh dục không đúng cách,
+ Viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn LTQĐTD,
+ Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp,
+ Hút thuốc lá, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV)...
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];