Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Quy trình giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả?
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Quy trình giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả như thế nào?
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng nhận diện, phân tích và đưa ra giải pháp hiệu quả cho một tình huống khó khăn hoặc thử thách phát sinh trong công việc. Theo đó, đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, giúp cá nhân ứng phó linh hoạt trước những thay đổi và ra quyết định đúng đắn.
Khi một vấn đề xảy ra ngoài ý muốn mà không lường trước, nhiều người thường tỏ ra mất bình tĩnh, lo lắng và không biết giải quyết vấn đề đó ra sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhưng với những người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thì họ luôn bình tĩnh trước những thử thách, khó khăn bất ngờ của cuộc sống và giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, linh hoạt.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Quy trình giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả? (Hình từ Internet)
Quy trình giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả gồm các bước nào?
Quy trình giải quyết vấn đề trong công việc hiệu quả có thể thực hiện theo 7 bước dưới đây:
Bước 1. Tìm hiểu nguồn gốc vấn đề
Để đưa ra một giải pháp tối ưu nhất khi giải quyết vấn đề, trước tiên cần nhìn nhận và xác định gốc rễ của vấn đề đó. Xem xét ở nhiều khía cạnh nhất có thể để xác định xem sẽ làm gì để xử lý.
Tiếp theo, cần đánh giá mức độ quan trọng của vấn đề, để biết nó có ảnh hưởng đến toàn bộ dự án hay không, nếu có thì cần phải nhanh chóng giải quyết. Ngược lại nếu vấn đề đó không ảnh hưởng và không cần thiết, thì cũng không nên mất thời gian suy nghĩ. Hãy ưu tiên thời gian và công sức cho những vấn đề quan trọng hơn.
Bước 2. Thu thập và phân tích thông tin
Tìm hiểu, thu thập các dữ liệu và thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết. Phân tích vấn đề từ nhiều góc độ để có cái nhìn toàn diện và tránh bỏ sót yếu tố quan trọng.
Bước 3. Xác định những người liên quan
Bước tiếp theo không kém quan trọng khi giải quyết vấn đề là xác định những người liên quan và nên chịu trách nhiệm cho vấn đề này để cùng ngồi lại giải quyết. Tránh trường hợp ai cũng tham gia và xảy ra những bất đồng không đáng có, điều này khiến vấn đề trở nên rối ren và nghiêm trọng hơn. Bởi trong nhiều vấn đề, có thể sẽ có những người muốn chứng tỏ bản thân, cũng có những người không muốn nhận trách nhiệm về mình.
Bước 4. Đặt ra mục tiêu
Việc đặt mục tiêu sẽ định hướng cho hành động, giúp chúng ta xây dựng lộ trình cụ thể và tạo động lực để nỗ lực tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Bước 5. Đánh giá, chọn lựa giải pháp tối ưu
Nếu lựa chọn giải pháp không hiệu quả có thể làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, còn làm mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, ở bước này, hãy đánh giá kỹ lưỡng mức độ thành công của mỗi giải pháp, sau đó mới loại bỏ và lựa chọn, một số tiêu chí có thể dùng để đánh giá như: Thời gian thực hiện, số lượng nhiệm vụ, hiệu quả mà mỗi nhiệm vụ mang lại.
Bước 6. Tiến hành triển khai giải pháp đã chọn
Sau khi đã xác định được giải pháp thì cần xử lý vấn đề càng nhanh càng tốt, đặc biệt là những tình huống khẩn cấp, tránh để vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Ở bước này cũng cần tuân thủ theo quy trình, đồng thời chủ động xử lý những vấn đề phát sinh khác trong quá trình thực hiện.
Bước 7. Theo dõi và đánh giá kết quả
Sau mỗi lần giải quyết vấn đề, cần nhìn nhận, xem xét và đánh giá quá trình cũng như kết quả đạt được. Đặc biệt trong những trường hợp mà không giải quyết ổn thỏa được vấn đề, cần rút kinh nghiệm, ngẫm lại lỗi sai và có phương án khắc phục cho những vấn đề tiếp theo.
Doanh nghiệp có trách nhiệm gì trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao, trình độ kỹ năng nghề cho người lao động?
Căn cứ Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao, trình độ kỹ năng nghề cho người lao động thì doanh nghiệp có những trách nhiệm như sau:
- Xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
- Hằng năm, doanh nghiệp thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Từ khóa: Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì Quy trình giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề Kỹ năng giải quyết Giải quyết vấn đề trong công việc
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;