Chính thức khai thác nhà ga T3 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Muốn trở thành tiếp viên mặt đất cần có những kỹ năng gì?
Chính thức khai thác nhà ga T3 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất từ ngày nào? Muốn trở thành tiếp viên mặt đất cần có những kỹ năng gì?
Chính thức khai thác nhà ga T3 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến đưa vào hoạt động nhà ga T3 từ ngày 17/4/2025, các chuyến bay giữa TP HCM và Vân Đồn sẽ được chuyển sang nhà ga T3.
Đến cuối tháng 4, tất cả các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ chính thức chuyển sang Nhà ga T3, ngoại trừ các chuyến bay giữa TP HCM và Côn Đảo, Cà Mau, Rạch Giá tiếp tục hoạt động ở Nhà ga T1.
Tại Nhà ga T3, các quầy làm thủ tục của Vietnam Airlines được bố trí tại tầng 3. Các bảng điện tử và biển chỉ dẫn sẽ hỗ trợ hành khách di chuyển nhanh chóng và thuận tiện.
Nhà ga mới tại sân bay Tân Sơn Nhất được xây dựng với quy mô gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn lên tới 112.500m². Không gian bên trong nhà ga được bố trí với 90 quầy thủ tục truyền thống, 20 quầy thả hành lý tự động (bagdrop) và 42 kiosk check-in tự phục vụ, giúp tối ưu hóa thời gian làm thủ tục cho hành khách.
Nhà ga có 27 cửa ra máy bay, trong đó 13 cửa sử dụng cầu ống lồng và 14 cửa phục vụ bằng xe buýt, cùng với 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến. An ninh tại nhà ga được tăng cường với 25 cửa kiểm soát hành khách và đặc biệt là 8 cửa kiểm soát an ninh hiện đại.
Bên cạnh đó, nhà ga T3 còn thiết kế một khu vực riêng biệt dành cho khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên, đảm bảo trải nghiệm dịch vụ cao cấp và tiện nghi.
Hiện, toàn bộ hạng mục thi công đã hoàn tất. Trong đó, hệ thống đèn chiếu sáng, máy chiếu thông tin chuyến bay, bảng điện tử, quầy thủ tục... đã được lắp đặt đồng bộ. Hệ thống băng tải hành lý, máy soi và hệ thống trả khay tự động... cũng đã hoàn thành. Ngoài ra, các đơn vị cũng đang huy động tổng lực để vệ sinh, dọn dẹp toàn bộ không gian và hoàn thiện các chi tiết cuối cùng.
Lễ khánh thành nhà ga T3 dự kiến được tổ chức chính thức vào ngày 19/4/2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chính thức khai thác nhà ga T3 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. (Hình ảnh từ Internet)
Muốn trở thành tiếp Viên mặt đất cần có những kỹ năng gì?
1. Yêu cầu cơ bản
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp THPT trở lên (ứng viên có bằng Cao đẳng/Đại học ngành Hàng không, Du lịch, Quản trị dịch vụ)
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp cơ bản (theo chuẩn TOEIC 500+ hoặc tương đương). Biết thêm ngoại ngữ 2 là một lợi thế (tiếng Trung, Hàn, Nhật…)
- Ngoại hình:
+ Nam: Cao 1m65 trở lên, nữ: 1m58 trở lên ( tùy theo yêu cầu của hãng hàng không)
+ Không xăm trổ, giọng nói rõ ràng
2. Kỹ năng cần thiết
a. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với hành khách.
- Xử lý tình huống phàn nàn, khiếu nại khéo léo.
- Biết cách thuyết phục và hỗ trợ khách hàng.
b. Kỹ năng làm việc nhóm
Phối hợp với đồng nghiệp (tiếp viên, nhân viên an ninh, kỹ thuật) để giải quyết công việc nhanh chóng.
c. Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
- Check-in, xếp lịch chuyến bay đúng giờ.
- Ưu tiên xử lý các vấn đề khẩn cấp (hành khách đến muộn, hành lý thất lạc).
d. Kỹ năng tin học văn phòng
- Thành thạo phần mềm quản lý hàng không (Amadeus, Sabre, Galileo).
- Sử dụng máy tính, in ấn thẻ lên máy bay, hóa đơn.
e. Chịu áp lực công việc
- Làm việc ca kíp (sáng/chiều/tối), ngày lễ, cuối tuần.
- Giữ bình tĩnh khi đông khách hoặc xảy ra sự cố (hoãn chuyến, thời tiết xấu).
3. Công việc cụ thể của Tiếp viên mặt đất
- Check-in: In thẻ lên máy bay, kiểm tra giấy tờ, cân hành lý.
- Hỗ trợ hành khách: Hướng dẫn làm thủ tục, trả lời thắc mắc.
- Kiểm soát an ninh: Phối hợp với nhân viên an ninh sân bay.
- Giải quyết sự cố: Xử lý hành lý thất lạc, đổi vé, bồi thường.
- Làm thủ tục đặc biệt: Hỗ trợ trẻ em, người khuyết tật, khách VIP.
Pháp luật quy định như thế nào về học nghề?
Căn cứ khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
Vậy theo như quy định trên, người lao động học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];