Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên về công tác thanh tra?
Chuyên viên về công tác thanh tra cần có trình độ như thế nào? Công việc cụ thể của chức danh nghề nghiệp này là gì? Chức danh này có các quyền hạn cụ thể nào theo quy định hiện hành? Câu hỏi của chị C (Hải Phòng).
Chuyên viên về công tác thanh tra là vị trí gì?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về công tác thanh tra quy định tại Phụ lục II.A Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP có đề cập Chuyên viên về công tác thanh tra là vị trí có các trách nhiệm sau:
- Tham mưu, tham gia nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, quy hoạch, dự án, đề án, kế hoạch, tổng hợp, sơ kết, tổng kết về công tác thanh tra.
- Tham mưu, tham gia thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra.
- Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật qua hoạt động thanh tra đề kiến nghị với cơ quan nhà nước có giải pháp, biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị.
Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên về công tác thanh tra? (Hình từ Internet)
Chuyên viên về công tác thanh tra cần có trình độ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về công tác thanh tra quy định tại Phụ lục II.A Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP, Chuyên viên về công tác thanh tra cần có trình độ như sau:
Trình độ đào tạo
- Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
Bồi dưỡng
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
- Về trình độ tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số, đáp ứng theo tiêu chuẩn chung của các văn bản hiện hành và theo quy định của từng vị trí việc làm.
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
- Đề xuất các biện pháp thanh tra, kiểm tra và đánh giá.
- Đề xuất các biện pháp thanh tra, kiểm tra và đánh giá.
- Kiến thức và am hiểu về công tác thanh tra.
Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Có ý thức bảo mật thông tin cao.
- Trung thực, thẳng thắn, kiên định, biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, cẩn thận.
- Khả năng đoàn kết nội bộ
- Phẩm chất khác.
Các yêu cầu khác
- Có khả năng đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
- Có sức khỏe tốt.
Chuyên viên về công tác thanh tra có các công việc chuyên môn nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về công tác thanh tra quy định tại Phụ lục II.A Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP, Chuyên viên về công tác thanh tra có các công việc chuyên môn sau:
Tham mưu xây dựng văn bản
Tham mưu, tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách, quy định, quy chế về thanh tra.
Hướng dẫn, tổng kết, kiểm tra, thanh tra và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
- Tham mưu, tham gia tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chiến lược, định hướng chương trình, kế hoạch... về thanh tra.
- Tham mưu, tham gia thanh tra, kiểm tra.
- Tham mưu, tham gia tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý.
- Tham mưu, tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.
Thẩm định đề án
- Tham gia thẩm định các dự thảo đề án, dự án, chương trình, công trình về thanh tra.
Phối hợp trong công tác
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện chế độ hội họp
- Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn được phân công.
- Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Chuyên viên về công tác thanh tra có các quyền hạn cụ thể nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về công tác thanh tra quy định tại Phụ lục II.A Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP thì chức danh này có các quyền hạn cụ thể sau:
4. Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Được kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước.
4.3 Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp liên quan.
Như vậy, Chuyên viên về công tác thanh tra có các quyền hạn cụ thể sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Được kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước.
- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp liên quan.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Màu tóc đẹp 2025 hợp với xu hướng thị trường? Tìm hiểu xu hướng màu tóc đẹp 2025 để có lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.
Các phần mềm nào phổ biến trong tin học văn phòng? Tin học văn phòng ứng dụng như thế nào trong thực tế?
Làm thế nào để tự học tin học văn phòng hiệu quả? Hình thức tự học tin học văn phòng tại nhà?
Tin học văn phòng là gì? Kỹ năng tin học văn phòng nào cần năm vững? Tầm quan trọng của tin học văn phòng trong công việc?