Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình là tháng mấy?
Tháng nào là tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình? Một số biện pháp phòng chống gia đình?
Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình là tháng mấy?
Bạo lực gia đình luôn là vấn đề nan giải trong cuộc sống hiện nay, luôn tại dưới nhiều hình thức khác nhau không chỉ gây tổn hại về thể xác mà còn còn về tinh thần của những thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình có thể được thể hiện qua các hình thức như đánh đập, ép buộc, chửi bới,... Tất cả những hành động bạo lực đều để lại những hậu quả nghiêm trọng cho từng nạn nhân, gây ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình và cả xã hội.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định như sau:
Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình.
Như vậy, Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ là vào tháng 6 hàng năm. Đây cũng là thời điểm điểm mà tất cả mọi người cùng chung tay để nâng cao nhận thức cộng đồng, cùng nhau gửi gắm thông điệp yêu thương và xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc. Nhưng để bạo lực gia đình có thể chấm dứt hoàn toàn thì mỗi người trong gia đình phải nhận thức được hành động bạo lực đó và chung tay ngăn chặn nó.
Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình là tháng mấy? Các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình? (Hình từ Internet)
Các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình?
Dưới đây là một số biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình có thể kể đến như là:
- Tăng cường giáo dục và truyền thông: Đối với trẻ em chúng ta có thể dạy cho các em về quyền bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của bạo lực học đường qua các hình thức như thời sự, mạng xã hội,....
- Hỗ trợ pháp lý, tâm lý cho nạn nhân: Chúng ta cần có đường dây nóng cho người bị bạo lực gia đình đồng thời tư vấn và hỗ trợ nơi trú ẩn cho họ.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Xử lý nghiêm khắc, triệt để các hành vi bạo lực đồng thời giáo dục tư tưởng để người gây bạo lực có thể nhận ra hành động sai trái của mình và thay đổi.
- Lên án hành vi bạo lực gia đình: Im lặng chính là hành vi tiếp tay cho bạo lực gia đình. Khi nhìn thấy ai đó bị bạo lực gia đình chúng ta cần lên tiếng để bảo vệ họ giúp họ tránh những tổn thương không đáng có.
- Gia đình cần là nơi yêu thương và chia sẻ: Trong một gia đình, các thành viên nên học cách lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau và kiềm chế cơn tức giận của mình. Khi mọi người có thể thấu hiểu nhau thì mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết.
Bạo lực gia đình vẫn luôn xuất hiện tiềm ẩn xung quanh ta, hãy chung tay bằng hành động và cả lời nói để xây dựng một xã hội lành mạnh, bình đẳng, một già đình hạnh phúc, yên ấm.
Điều kiện đối với người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
(1) Năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình được quy định như sau:
+ Có đủ sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền kết luận theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe;
+ Chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
(2) Trình độ từ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp được quy định như sau:
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có bằng đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; xã hội học; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; xã hội học; công tác xã hội;
+ Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với dịch vụ cung cấp.
(3) Trường hợp cơ sở đăng ký cung cấp nhiều dịch vụ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì người đứng đầu phải đáp ứng quy định tại khoản 1 và ít nhất một trong các trình độ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 24 Nghị định 76/2023/NĐ-CP
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];