Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Cho ví dụ
Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Vai trò của luận điểm và luận cứ.
Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Cho ví dụ
Luận điểm và luận cứ là hai yếu tố quan trọng và không thể thiếu của một bài văn nghị luận, góp phần quan trọng trong việc xây dựng bài văn nghị luận chặt chẽ và thuyết phục hơn. Quy tắc của một bài văn nghị luận sẽ có ít nhất một luận điểm rõ ràng và tìm những luận cứ rõ ràng để chứng minh cho luận điểm đó.
Luận điểm là gì?
Luận điểm là các tư tưởng, lập luận chính của văn bản nghị luận đang được đề cập. Luận điểm thể hiện quan điểm lập luận của tác giả. Luận điểm thường được nếu dưới dạng câu khẳng định hoặc câu phủ định. Luận điểm phải dễ hiểu, được trình bày nhất quán, chân thật thì mới có sức thuyết phục đối với người đọc. Nói một cách dễ hiểu, luận điểm là ý kiến, quan điểm chính của bài viết.
Có các loại luận điểm sau: Luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển.
Vai trò của luận điểm:
- Là nội dung trung tâm. Giúp người đọc xác định được nội dung chính, hướng triển khai của bài viết.
- Luận điểm rõ ràng, chặt chẽ sẽ có sức thuyết phục đối với người đọc.
Luận cứ là gì?
Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng được đưa ra nhằm mục đích làm sáng tỏ, chứng minh cho luận điểm. Luận cứ có thể là những lập luận mang tính logic, những số liệu thống kê hay ví dụ thực tế. Luận cứ phải hài hòa với luận điểm, có tính chính xác và tăng sức thuyết phục cho luận điểm.
Có 02 loại luận cứ: Luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn.
Vai trò của luận cứ:
- Luận cứ là phương tiện, công cụ dùng để chứng minh và làm rõ luận điểm.
- Luận cứ cần phải chính xác và được thừa nhận rộng rãi có như vậy mới tăng tính thuyết phục.
Luận điểm là gì? Luận cứ la gì? Cho ví dụ (Hình từ Internet)
Ví dụ về luận điểm và luận cứ
Ví dụ 1: Nghị luận về chủ đề bảo vệ môi trường
Luận điểm: “Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường”
Luận cứ: “Đưa ra các dẫn chứng, lý do vì sao nên bảo vệ môi trường”; “Môi trường quan trọng với cuộc sống của chúng ta như thế nào”; “Các số liệu cụ thể về lợi ích của việc bảo vệ môi trường”
Ví dụ 2: Nghị luận về vấn đề gia đình
Luận điểm: “Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý nhất”
Luận cứ:
“Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi đó có những người luôn yêu thương và quan tâm chúng ta”
“Dẫn chứng lời bài hát, bài thơ, bài văn liên quan đến tình cảm gia đình như lời bài hát Cho con”
Ví dụ 3: Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường
Luận điểm: “Bạo lực học đường là bóng tối của tuổi học trò”
Luận cứ:
“Những tác hại của bạo lực học đường”
“Bạo lực học đường ảnh hưởng xấu đến tâm lý giới trẻ như thế nào”
“Nêu thêm một vài sự việc có thật về bạo lực học đường được đăng trên báo, đài”.
Những kỹ năng cần có để trở thành nhà văn
- Kỹ năng viết lách: Kỹ năng đầu tiên một nhà văn cần có là viết lách. Một nhà văn cần phải biết cách diễn đạt, trình bày rõ ràng để người đọc có thể dễ dàng hiểu được nội dung của tác phẩm.
- Kỹ năng sáng tạo: Một nhà văn chuyên nghiệp là nhà văn biết cách sáng tạo các tác phẩm của mình. Để người đọc không có cảm giác nhà chán. Đây cũng là "chìa khóa" để nhà văn có để tạo các dấu ấn riêng trong lòng đọc giả.
- Kỹ năng quan sát: Sự quan sát tinh tế, thu gom những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống để đưa vào tác tác phẩm của minh. Quan sát giúp tác phẩm của bạn trở nên chân thật và sinh động hơn.
- Kỹ năng giao tiếp: Giúp nhà văn có thể dễ dàng trao đổi với đọc giả, khách hàng để có thể dễ dàng mang tác phẩm đến với mọi người hơn.
Tôn chỉ, mục đích của Hội Nhà văn Việt Nam
Theo Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 có quy định Hội Nhà văn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân Việt Nam là các nhà văn, được thành lập nhằm mục đích tập hợp đoàn kết và động viên hội viên phát huy trí tuệ và tài năng để xây dựng nền văn học Việt Nam yêu nước, nhân văn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng nền văn học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hội tôn trọng phong cách riêng của mỗi nhà văn và khuyến khích đổi mới trong sáng tạo văn học, nhằm phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, vì hòa bình và hợp tác hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];