Lịch ăn chay Công giáo 2025: Ăn chay vào những ngày nào? Đồ ăn chay: Cần đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến như thế nào?
Lịch ăn chay Công giáo năm 2025 ăn chay vào những ngày nào? Đồ ăn chay: Người bán đồ ăn chay cần đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến như thế nào?
Lịch ăn chay Công giáo 2025: Ăn chay vào những ngày nào?
Lịch ăn chay Công giáo năm 2025 sẽ có những điểm chính sau đây. Lưu ý rằng Giáo luật hiện hành quy định hai hình thức ăn chay chính: kiêng thịt (hoặc các món ăn từ thịt) và ăn chay (chỉ ăn một bữa chính trong ngày, và hai bữa phụ nhỏ không quá một bữa chính).
Các ngày buộc ăn chay và kiêng thịt (theo Giáo luật):
- Thứ Tư Lễ Tro (5/3/2025): Đây là ngày bắt đầu Mùa Chay đánh dấu thời gian sám hối và chuẩn bị cho lễ Phục Sinh.
- Thứ Sáu Tuần Thánh (18/4/2025): Ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu
Trong hai ngày này, người Công giáo từ
- Người từ 18 đến 59 tuổi: Ăn chay (Chỉ ăn một bữa no trong ngày, hai bữa nhẹ không no và không ăn vặt) và kiêng thịt
- Người từ 14 tuổi đến 18 tuổi: Kiêng thịt
Các ngày buộc kiêng thịt: Tất cả các ngày thứ Sáu trong Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Sáu sau Lễ Tro cho đến Thứ Sáu trước Chúa Nhật Lễ Lá (từ 5/3 đến 18/4/2025). Dưới đây là thông tin cụ thể ngày ăn chay theo Lịch ăn chay Công giáo 2025 bao gồm:
- Thứ Tư Lễ Tro, ngày 5 tháng 3 năm 2025
- Thứ Sáu, ngày 7 tháng 3 năm 2025
- Thứ Sáu, ngày 14 tháng 3 năm 2025
- Thứ Sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2025
- Thứ Sáu, ngày 28 tháng 3 năm 2025
- Thứ Sáu, ngày 4 tháng 4 năm 2025
- Thứ Sáu, ngày 11 tháng 4 năm 2025
- Thứ Sáu Tuần Thánh, 18 tháng 4 năm 2025
Lưu ý: Trong Mùa Chay, người Công giáo từ 14 tuổi trở lên kiêng thịt vào tất cả các ngày Thứ Sáu. Tuy nhiên lịch ăn chay này có thể thay đổi và khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng Giáo phận
Lịch ăn chay Công giáo 2025: Ăn chay vào những ngày nào? Đồ ăn chay: Cần đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến như thế nào? (Hình từ Internet)
Đồ ăn chay: Cần đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến như thế nào?
Căn cứ Khoản 6 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 định nghĩa về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
...
Và căn cứ Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống thì người bán đồ ăn chay phải đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến đồ ăn như sau:
1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];