Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2025 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2026 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 04/CT-UBND
Ngày ban hành 12/06/2025
Ngày có hiệu lực 12/06/2025
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hoàng Xuân Tân
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Quảng Bình, ngày 12 tháng 6 năm 2025

 

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2026

Năm 2026 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm là diễn ra Đại hội lần thứ XIV của Đảng, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, cũng là năm đầu triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2026 - 2030 theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp. Với quyết tâm cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2026, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi tắt là các sở, ngành và địa phương) không ngừng đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, không để lãng phí thời gian và cơ hội, coi người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể của mọi chính sách, phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên, chung sức, đồng lòng, biến mọi khó khăn, thách thức thành cơ hội bứt phá, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để tăng trưởng năm 2026 đạt hai con số, tạo đà thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2026 - 2030; trên tinh thần đó, tập trung triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2026 như sau:

A. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2026

I. YÊU CẦU

1. Đối với đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2025

a) Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân các cấp về phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 và năm 2025, các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, Quyết định, chỉ đạo của UBND tỉnh; Kế hoạch hành động số 441/KH-UBND ngày 20/3/2025 thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tỉnh Quảng Bình năm 2025 đạt 8% trở lên.

b) Đánh giá đúng thực chất, bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát thực tiễn về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025, có so sánh với năm 2024, bao gồm: Các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển KT-XH 06 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2025; phân tích, đánh giá các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, phân tích kỹ nguyên nhân chủ quan và khách quan; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá trong những tháng cuối năm để thực hiện thành công Kế hoạch năm 2025.

2. Đối với xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2026

a) Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2026 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, thực chất kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2025 và dự báo tình hình quốc tế, trong nước, trong tỉnh; phân tích, dự báo, chủ động các phương án, giải pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hai con số.

b) Mục tiêu, định hướng và giải pháp phải bám sát, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 và các Nghị quyết, văn bản điều hành của HĐND, UBND tỉnh; bảo đảm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” và lượng hóa được.

c) Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch, chiến lược về phát triển KT-XH, phù hợp với điều kiện thực tiễn, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương; kế thừa những thành quả đạt được, có đổi mới, tiếp cận xu hướng phát triển chung của thế giới, khu vực và trong nước, cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH.

c) Việc đề xuất các chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực phụ trách phải: (i) Thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, của tỉnh; (ii) Bảo đảm khả năng thu thập thông tin, theo dõi liên tục, đánh giá định kỳ; không đề xuất các chỉ tiêu chuyên ngành, phức tạp, chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu; (iii) Bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, có khả năng so sánh với dữ liệu quá khứ; (iv) Bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ và phản ánh trực tiếp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; (v) Phù hợp với thông lệ, thực hiện phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thống kê trong xây dựng số liệu.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU

Các sở, ngành và địa phương căn cứ yêu cầu tại mục I phần A, xây dựng báo cáo Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2026 với các nội dung chủ yếu, gồm:

1. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025

Trên cơ sở tình hình, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2025, các sở, ngành tổ chức đánh giá và ước thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, quản lý. Các sở, ngành đánh giá trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 441/KH-UBND ngày 20/3/2025 của UBND tỉnh và các Kế hoạch triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ; trong đó, tập trung làm rõ một số vấn đề cụ thể sau:

(1) Công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật theo Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn; giải quyết các dự án tồn đọng; xây dựng khung khổ pháp lý để triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị về kinh tế tư nhân, đổi mới sáng tạo...

(2) Công tác điều hành thu chi NSNN; điều hành giá; tín dụng, lãi suất, tỷ giá, quản lý thị trường vàng; thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất...; thúc đẩy đầu tư công; thu hút vốn đầu tư nước ngoài; thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững với các đối tác; tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới.

(3) Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; kỷ luật, kỷ cương, hành chính gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh sắp xếp, xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn tổ chức bộ máy.

(4) Tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, ưu tiên công trình giao thông trọng điểm, quan trọng của quốc gia, của tỉnh trên địa bàn, hệ thống đường bộ cao tốc, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án quy mô lớn. Thu hút đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư.

(5) Thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Triển khai hiệu quả các Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia.

(6) Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển.

(7) Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

(8) Tăng cường liên kết vùng; thực hiện các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, quy hoạch tỉnh; đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị; phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng.

(9) Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

(10) Triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thu hút các nguồn lực để phát triển tỉnh nhà.

(11) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo động lực, truyền cảm hứng, khuyến khích đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả công tác dân vận.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...