Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch hành động 441/KH-UBND thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước bảo đảm mục tiêu tăng trưởng tỉnh Quảng Bình năm 2025 đạt 8% trở lên

Số hiệu 441/KH-UBND
Ngày ban hành 20/03/2025
Ngày có hiệu lực 20/03/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Phong
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 441/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 20 tháng 3 năm 2025

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2025 ĐẠT 8% TRỞ LÊN

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và quyết định trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2021 - 2025; đồng thời là năm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường; trong nước, việc phục hồi thị trường bất động sản (BĐS) vẫn còn nhiều rủi ro và thách thức, các vấn đề an ninh phi truyền thống, dịch bệnh, thiên tai…luôn thường trực, diễn biến khó lường; trong khi các yếu tố nền tảng cho sự phát triển của tỉnh như hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ...chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác và phát huy có hiệu quả, đòi hỏi các cấp, các ngành, người dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN) phải tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ trong phát triển KT-XH, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Để thực hiện thắng lợi Kết luận số 123-KL/TW ngày 24/01/2025 của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025, Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 10/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 06/12/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chương trình hành động số 36-Ctr/TU ngày 10/02/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 123-KL/TW ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đề án bổ sung về phát triển KT-XH năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, các Nghị quyết số 209/NQ-HĐND, 215/NQ-HĐND ngày 11/12/2024, 232/NQ-HĐND ngày 19/02/2025 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2025, UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2025 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG VÀ TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

1. Phương châm hành động

Kế thừa những kết quả quan trọng đã đạt được, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; tập trung cao độ để khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, giữ vững tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, phát huy mạnh mẽ quyết tâm đổi mới, đột phá, sáng tạo, sự chủ động, dám nghĩ, dám làm để thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán NSNN năm 2025, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch 05 năm 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, UBND tỉnh xác định, nhất quán phương châm hành động năm 2025 theo tinh thần của Chính phủ, đó là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”.

2. Quan điểm và trọng tâm chỉ đạo điều hành

a) Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 theo chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết, Kết luận Trung ương, Quốc hội, các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động số 36-Ctr/TU ngày 10/02/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương trong chỉ đạo, điều hành, quản lý phải phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP toàn tỉnh năm 2025 đạt tối thiểu 8% (Phụ lục I đính kèm). Đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế; thực hiện các giải pháp đột phá nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch 05 năm 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. Mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 là nhiệm vụ khó khăn, thách thức nhưng phải quyết tâm hoàn thành để tạo đà, tạo lực, tạo thế cho những năm sau tăng trưởng hai con số, với tinh thần “coi trọng thời gian, phát huy trí tuệ, quyết đoán, kịp thời”, “tăng cường về nhận thức, kiên trì về mục tiêu, quyết liệt trong hành động, sáng tạo trong triển khai, hiệu quả trong điều hành”.

b) Phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên. Tiếp tục ưu tiên, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá giai đoạn 2021-2025, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ để hoàn thành các công trình hạ tầng trọng điểm; nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh. Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế số; thúc đẩy các ứng dụng số, nền tảng số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phát triển mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

c) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đảm bảo mục tiêu “rõ người, rõ việc, rõ thời hạn, rõ trách nhiệm, rõ kết quả”, phát huy cao nhất trí tuệ, tinh thần cống hiến, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tập trung đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”.

d) Phát huy tối đa các nguồn lực, tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đổi mới, tinh thần đột phá, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương; lấy người dân, DN làm trung tâm, coi khó khăn của người dân, DN cũng là khó khăn của mình để chủ động hỗ trợ, đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”. Huy động mọi thành phần kinh tế, mọi DN, người dân cùng tham gia vào phát triển KT-XH.

đ) Các đơn vị, địa phương phát huy cao nhất tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; khai thác tối đa mọi cơ hội, động lực, nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển; theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả; kịp thời ứng phó với những vấn đề phát sinh trên tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”, “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, thực hiện là phải có hiệu quả”, “; phát huy truyền thống quê hương “Hai giỏi”, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2025.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, điều hành của Chính phủ về thúc đẩy phát triển KT-XH, tháo gỡ, giải phóng ngay các nguồn lực của nền kinh tế

1.1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương: 

Tham mưu UBND tỉnh quyết liệt triển khai hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển KT-XH, phát triển bứt phá các ngành kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội. Phối hợp Chi cục Thống kê, các sở, ngành, địa phương theo dõi, rà soát các chỉ tiêu để tham mưu tập trung chỉ đào tạo chuyển biến toàn diện, tích cực lĩnh vực kinh tế. Tham mưu xây dựng Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về KT-XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng chính quyền và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025 - 2030; Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2026 - 2030.

Phối hợp với Chi cục Thuế khu vực XI, Chi cục Hải quan khu vực IX tham mưu thực hiện có hiệu quả Kết luận số 93-KL/TW ngày 06/9/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới cơ chế phân cấp NSNN theo hướng tăng cường tính chủ đạo của ngân sách trung ương và nâng cao tính chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo của ngân sách địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là cho đầu tư phát triển. Tham mưu tổ chức điều hành NSNN chủ động, chặt chẽ, linh hoạt; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi NSNN; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và thu hồi nợ đọng thuế, chống thất thu thuế, nhất là từ thương mại điện tử; chú trọng đẩy mạnh các nguồn thu bền vững, lâu dài như thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), thu từ xuất nhập khẩu...Phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng, Quỹ phát triển đất và các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án phát triển quỹ đất, các dự án khu nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng thu ngân sách. Triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành cho chi đầu tư phát triển và an sinh xã hội, bảo đảm chi có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún.

1.2. Chi cục Thuế khu vực XI chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương: Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nhất là đối với dịch vụ ăn uống, các cơ sở bán lẻ, các dịch vụ kinh doanh trên nền tảng số; quản lý chặt chẽ hoàn thuế; chú trọng các giải pháp chống thất thu trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, xăng dầu, khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh cá thể, kinh doanh nhà hàng, khách sạn... Có biện pháp kiên quyết, hiệu quả để xử lý các DN nợ tiền thuê đất, nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các loại thuế, phí kéo dài. 

1.4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 8 chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương: Tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, người dân tiếp cận vốn tín dụng sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của tỉnh; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt và đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng. Triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng và thị trường ngoại tệ theo chỉ đạo. 

1.5. Các sở, ngành, địa phương: Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025[1] và chủ động linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện từng ngành, lĩnh vực, địa phương nhằm giải quyết căn cơ, có hiệu quả, cụ thể các yếu kém, điểm nghẽn, tập trung hỗ trợ các thành phần kinh tế đẩy mạnh các hoạt động SXKD, thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH; trong đó:

Chú trọng các giải pháp, nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn đối với thị trường BĐS, sản xuất, thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động mất việc làm và DN gặp khó khăn; tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 để các quy định mới đi vào thực tiễn nhanh nhất, góp phần giải phóng nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng. 

Tập trung rà soát sửa đổi, hoàn thiện các quy định không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ theo hướng vướng mắc ở đâu, tháo gỡ ở đó, ở cấp nào thì cấp đó chủ động xử lý, thực hiện ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực thực thi của cán bộ, công chức, viên chức; thể chế, cơ chế, chính sách phải hướng tới huy động mọi thành phần kinh tế, DN và người dân cùng tham gia vào phát triển KT-XH, đóng góp vào tăng trưởng.

Rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để bàn giao, sớm đưa vào vận hành, khai thác thương mại các công trình, dự án đã và đang triển khai, những dự án chậm tiến độ nhằm giải phóng nguồn lực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tránh thất thoát, lãng phí.

Theo dõi sát tình hình, chủ động phương án, giải pháp đồng bộ để điều tiết sản xuất, kích cầu để khai thác tối đa, hiệu quả xu hướng tiêu dùng, du lịch trong nước trong các dịp lễ, tết.

Nghiên cứu, đẩy mạnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực mới nổi như công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật, năng lượng mới, y sinh học…nhằm phát triển bứt phá các trụ cột kinh tế của tỉnh về du lịch, công nghiệp (điện và năng lượng, chế biến, chế tạo…), nông nghiệp công nghệ cao. Thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới, ưu tiên tập trung vào một số ngành: bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, logistics. 

2. Đẩy mạnh thực hiện các khâu đột phá giai đoạn 2021-2025

2.1. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...