Văn phòng công chứng là gì? Cơ cấu tổ chức như thế nào?
Văn phòng công chứng là gì? Cơ cấu tổ chức như thế nào? Chức năng và nhiệm vụ của văn phòng công chứng. Tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.
>> Phòng công chứng và Văn phòng công chứng khác nhau như thế nào?
>> Những điều kiện để mở Văn phòng công chứng
>> Danh sách văn phòng công chứng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng công chứng là gì?
Văn phòng công chứng hay gọi đúng theo quy định của pháp luật là tổ chức hành nghề công chứng là tổ chức dịch vụ thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch; có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng các nguồn thu phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
Hình từ Internet
Cơ cấu tổ chức văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng phải có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên và văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
Theo quy định của pháp luật về công chứng, hiện nay không có quy định cụ thể nào về cơ cấu tổ chức của Văn phòng công chứng mà chỉ có quy định Văn phòng công chứng phải có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn (căn cứ theo khoản 1 điều 22 luật công chứng năm 2014). Như vậy, cơ cấu tổ chức của Văn phòng công chứng sẽ do văn phòng đó tự cơ cấu, sắp xếp và chỉ cần đảm bảo quy định của pháp luật.
Thông thường, một Văn phòng công chứng sẽ được tổ chức bao gồm các bộ phận như sau:
– Trưởng văn phòng công chứng
– Phó trưởng văn phòng công chứng
– Các công chứng viên 1, 2, 3, 4…
– Bộ phận hành chính – văn thư
– Bộ phận chuyên viên
– Bộ phận dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Tùy vào từng văn phòng công chứng có thể sẽ có những các tổ chức văn phòng khác nhau và họ không bị bó buộc vào một khung cơ cấu tổ chức nào.
Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được pháp luật quy định cụ thể về thành lập, hoạt động cũng như các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Theo quy định của Luật công chứng năm 2014, Văn phòng công chứng có quyền và nghĩa vụ như sau:
+ Quản lý công chứng viên hành nghề tại đơn vị mình trong việc tuân thủ các quy định củ pháp luật và quy tắc hành nghề công chứng.
+ Chấp hành chế độ về lao động, thuế, tài chính, thống kê theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện chế độ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
+ Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy, phí công chứng, thù lao công chứng…
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên và bồi thường thiệt hại theo quy định.
+ Tiếp nhân, đào tạo và tạo những điều kiện thuận lợi cho người tập sự hành nghề công chứng.
+ Tạo điều kiện cho công chứng viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm.
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra, báo cáo, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
+ Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ.
+ Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng với tài sản có liên quan.
Bên cạnh đó, theo Điều 32 Luật Công chứng quy định về quyền của Văn phòng công chứng như sau:
1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
4. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
Tags:
Văn phòng công chứng Văn phòng công chứng Cơ cấu tổ chức Cơ cấu luật công chứng công chứng viên theo Quỳnh Ny-
Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng bao gồm tài liệu gì?
Cập nhật 3 tháng trước -
Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng mới nhất 2024?
Cập nhật 7 tháng trước -
Văn phòng công chứng có công chứng hồ sơ xin việc hay không?
Cập nhật 10 tháng trước -
03 trường hợp chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
Cập nhật 1 năm trước -
Thẻ công chứng viên là gì? Cấp thẻ công chứng viên như thế nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước