Đẩy mạnh việc đưa chuyên gia Việt Nam vào các cơ quan, tổ chức pháp lý, tài phán quốc tế?
Đưa chuyên gia Việt Nam vào bộ phận của tổ chức quốc tế, tổ chức pháp lý quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế?
Đẩy mạnh việc đưa chuyên gia Việt Nam vào các cơ quan, tổ chức pháp lý, tài phán quốc tế?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị quyết 197/2025/QH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025) quy định như sau:
Bảo đảm và nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật
...
3. Thực hiện chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng, kéo dài thời gian công tác không giữ chức vụ đối với cán bộ, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về xây dựng pháp luật.
4. Cán bộ, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang, nghiên cứu viên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị quyết này được ưu tiên quy hoạch, biệt phái, điều động, luân chuyển giữa các Bộ, ngành, địa phương; được rút ngắn thời gian xét nâng lương, nâng ngạch cao hơn, nâng ngạch vượt cấp hoặc bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý trên cơ sở kết quả đánh giá năng lực, thành tích làm việc.
5. Thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế; đưa chuyên gia Việt Nam vào làm việc tại bộ phận pháp lý của tổ chức quốc tế, tổ chức pháp lý quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế.
Cán bộ, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang được lựa chọn tham gia, làm việc tại bộ phận pháp lý của tổ chức quốc tế, tổ chức pháp lý quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế được hưởng chế độ, chính sách tham gia, làm việc tại các tổ chức quốc tế này và giữ nguyên chế độ, chính sách trong nước.
...
Theo đó, việc đẩy mạnh việc đưa chuyên gia Việt Nam vào các cơ quan, tổ chức pháp lý, tài phán quốc tế như sau:
Thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế; đưa chuyên gia Việt Nam vào làm việc tại bộ phận pháp lý của tổ chức quốc tế, tổ chức pháp lý quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế.
Trên là thông tin đẩy mạnh việc đưa chuyên gia Việt Nam vào các cơ quan, tổ chức pháp lý, tài phán quốc tế.
>> Nghị quyết 140: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật?
Đẩy mạnh việc đưa chuyên gia Việt Nam vào các cơ quan, tổ chức pháp lý, tài phán quốc tế? (Hình từ Internet)
Chuyên gia Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, hoạt động được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt nào được ưu tiên đào tạo?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị quyết 197/2025/QH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025) quy định như sau:
Bảo đảm và nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật
...
2. Người thực hiện nhiệm vụ, hoạt động quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này được ưu tiên cử tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước, nước ngoài phù hợp với yêu cầu công tác.
...
Như vậy, chuyên gia Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, hoạt động được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt nào được ưu tiên đào tạo bao gồm:
- Nghiên cứu chiến lược, chính sách để xây dựng quan điểm, chủ trương, đường lối, định hướng về xây dựng pháp luật tại cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tham gia xây dựng pháp luật quốc tế.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế và xử lý các vấn đề pháp lý khác phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện, thể chế hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác xây dựng pháp luật; giám sát văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hợp nhất, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
- Đối thoại, giải quyết kiến nghị, phản ánh khó khăn, vướng mắc về pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương.
- Đánh giá hiệu quả của pháp luật sau ban hành và nhận diện, xử lý tổng thể, đồng bộ những vướng mắc, bất cập có nguyên nhân từ quy định của pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.
- Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; thu hút, trọng dụng nhân tài, sử dụng chuyên gia, tổ chức tư vấn trong công tác xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng pháp luật.
- Phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
(Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 197/2025/QH15 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025)
Từ khóa: Chuyên gia Việt Nam Tổ chức pháp lý Tài phán quốc tế Nghị quyết 197 Chế độ chính sách Cán bộ Công chức
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;