Nghị quyết 140: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật?

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo Nghị quyết 140? Nguồn nhân lực pháp luật cần xây dựng giải pháp đột phá nâng cao chất lượng?

Đăng bài: 22:00 20/05/2025

Nghị quyết 140: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật?

Căn cứ Tiểu mục 6 Mục 2 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới ban hành kèm theo Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 quy định như sau:

Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật
a) Ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông tin và bí mật nhà nước.
b) Bố trí kịp thời, đủ kinh phí để xây dựng, triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật.
c) Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số”.
d) Thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển, cung cấp các dịch vụ, tiện ích số trong lĩnh vực pháp luật.
đ) Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Như vậy, Nghị quyết 140 quy định việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật như sau:

- Ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông tin và bí mật nhà nước.

- Bố trí kịp thời, đủ kinh phí để xây dựng, triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật; quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật.

- Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số”.

- Thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển, cung cấp các dịch vụ, tiện ích số trong lĩnh vực pháp luật.

- Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Trên là thông tin Nghị quyết 140: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

>> Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo Nghị quyết 68?

>> Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo nội dung nào?

Nghị quyết 140: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật?

Nghị quyết 140: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật? (Hình từ Internet)

Nguồn nhân lực pháp luật cần xây dựng giải pháp đột phá nâng cao chất lượng như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 5 Mục 2 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới ban hành kèm theo Nghị quyết 140/NQ-CP năm 2025 quy định như sau:

Xây dựng giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật
a) Thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng chế độ thù lao, thuê khoán tương xứng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật.
b) Thực hiện cơ chế, chính sách kéo dài thời gian công tác, không giữ chức vụ cho một số cán bộ, công chức đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về xây dựng pháp luật.
c) Thực hiện việc thu hút, tiếp nhận chuyên gia, nhà khoa học pháp lý, luật gia, luật sư giỏi vào khu vực công theo quy định.
d) Nâng cao chất lượng đào tạo luật, phát triển các cơ sở đào tạo luật trọng điểm có uy tín; kiên quyết chấm dứt hoạt động của các cơ sở đào tạo luật không bảo đảm tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.
đ) Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng của các cơ sở nghiên cứu chiến lược, chính sách, các cơ sở nghiên cứu pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành.

Như vậy, nguồn nhân lực pháp luật cần xây dựng giải pháp đột phá nâng cao chất lượng như sau:

- Thực hiện chính sách đặc thù, vượt trội, áp dụng chế độ thù lao, thuê khoán tương xứng để thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật.

- Thực hiện cơ chế, chính sách kéo dài thời gian công tác, không giữ chức vụ cho một số cán bộ, công chức đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc về xây dựng pháp luật.

- Thực hiện việc thu hút, tiếp nhận chuyên gia, nhà khoa học pháp lý, luật gia, luật sư giỏi vào khu vực công theo quy định.

- Nâng cao chất lượng đào tạo luật, phát triển các cơ sở đào tạo luật trọng điểm có uy tín; kiên quyết chấm dứt hoạt động của các cơ sở đào tạo luật không bảo đảm tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.

- Quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng của các cơ sở nghiên cứu chiến lược, chính sách, các cơ sở nghiên cứu pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành.

Từ khóa: Nghị quyết 140 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo Xây dựng và thi hành pháp luật Nguồn nhân lực pháp luật Nâng cao chất lượng Thi hành pháp luật

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...