Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025 (Dự kiến)?
Cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025 (Dự kiến)? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?
Cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025 (Dự kiến)?
Toàn văn dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến.
Xem chi tiết: Toàn văn dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (SỬA ĐỔI) TẠI ĐÂY
Căn cứ theo Điều 48 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (sửa đổi) quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 và thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 65/2025/QH15, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 49 của Luật này.
4. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, bãi bỏ toàn bộ hoặc bãi bỏ các điều, khoản, chương tại các Luật, Nghị quyết sau đây:
a) Chương II của Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2024/QH15, Luật số 55/2024/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và Luật số 58/2024/QH15;
b) Khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 137/2024/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2024 về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An;
c) Nghị quyết số 169/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
...
Theo đó, có thể thấy một trong những điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2025 là Bộ Nội vụ đã đề xuất việc chính quyền cấp huyện (bao gồm Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thị xã) sẽ ngừng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Như vậy, nếu Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (sửa đổi) được thông qua thì cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025.
Trên đây là thông tin về "Cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025 (Dự kiến)?"
Cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025 (Dự kiến)? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
[1] Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;
[2] Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;
[3] Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình và cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành;
[4] Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân;
Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên;
[5] Chỉ đạo, quản lý, tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
[6] Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn;
[7] Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh tại địa bàn;
[8] Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn;
[9] Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
[10] Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];