Danh sách 34 Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh 2025 chính thức được công bố khi nào?
Danh sách 34 Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh 2025 chính thức được công bố khi nào? Tiêu chuẩn của chức danh Bí thư tỉnh uỷ được quy định như thế nào?
Danh sách 34 Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh 2025 chính thức được công bố khi nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn 31-HD/BTCTW năm 2025 quy định về việc thành lập tổ chức Đảng như sau:
VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC ĐẢNG
1. Đối với việc thành lập đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mới) sau hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh
...
(3) Ban Tổ chức Trung ương thẩm định đề án của các tỉnh, thành ủy; tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9/2025).
...
Đồng thời, theo Công văn 14697-CV/VPTW năm 2025 quy định về kết luận phiên họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 03/5/2025 về tình hình, tiến độ thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:
Tại phiên họp ngày 03/5/2025, trên cơ sở báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về tình hình, tiến độ triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 khoá XIII (Báo cáo số 382-BC/BTCTW, ngày 02/5/2025), Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến như sau:
...
3. Giao Đảng uỷ Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng uỷ Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, bố trí kinh phí, kịp thời chi trả chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
4. Giao Ban Tổ chức Trung ương tham mưu Bộ Chính trị thông báo danh sách các đồng chí chủ trì theo Kết luận số 150-KL/TW, ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị làm cơ sở để các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được phân công chỉ đạo triển khai, tham mưu đồng chí Thường trực Ban Bí thư chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh ủy, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
...
Theo đó, từ quy định nêu trên thì Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định đề án, chỉ định bí thư tỉnh ủy, thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh (chậm nhất trước ngày 15/9/2025).
Bên cạnh đó, Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương tham mưu việc thông báo danh sách nhân sự chủ chốt theo Kết luận 150-KL/TW năm 2025, làm căn cứ các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được phân công chỉ đạo triển khai, tham mưu đồng chí Thường trực Ban Bí thư chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh ủy, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Như vậy, danh sách 34 Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập 2025 chính thức được công bố chậm nhất trước ngày 15/9/2025 theo quy định.
Trên đây là thông tin về "Danh sách 34 Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh 2025 chính thức được công bố khi nào?"
Danh sách 34 Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh 2025 chính thức được công bố khi nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của chức danh Bí thư tỉnh uỷ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định về tiêu chuẩn của chức danh Bí thư tỉnh uỷ như sau:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ, có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong ban chấp hành, ban thường vụ và đảng bộ, không cục bộ địa phương và lợi ích nhóm.
Có trình độ, kiến thức toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, … và nắm chắc tình hình chung của địa phương và của đất nước.
Có quyết tâm chính trị cao, quyết đoán, quyết liệt để quyết định xử lý những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến địa phương. Am hiểu sâu rộng về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và hoạt động của hệ thống chính trị.
Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc hoạch định chiến lược xây dựng, phát triển và lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả ở địa phương.
Có năng lực chỉ đạo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện và đề xuất với Trung ương những chủ trương, cơ chế, chính sách và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn địa phương.
Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (bí thư, phó bí thư cấp uỷ cấp huyện, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó bí thư cấp uỷ cấp tỉnh hoặc tương đương.
Từ khóa: Bí thư tỉnh thành Danh sách 34 Bí thư tỉnh thành Sáp nhập tỉnh Danh sách 34 bí thư Đơn vị hành chính Tổ chức bộ máy Đơn vị hành chính cấp tỉnh Bí thư
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;