Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
3 Lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam?
3 Lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam? Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống được thực hiện khi nào?
3 Lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam?
3 lễ hội truyền thống tiêu biểu có thể kể đến như:
(1) Lễ hội Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương:
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc lễ hội đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ, tổ chức lớn vào những năm chẵn.
(2) Hội Gióng:
Được tổ chức từ ngày 6-8/01 âm lịch hàng năm, hội Gióng là lễ hội tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng thánh Gióng, một trong "tứ bất tử" của tín ngưỡng dân gian việt nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng tiêu biểu nhất là ở Đền Sóc (huyện Sóc Sơn, thủ đô Hà Nội). Khu di tích Đền Sóc bao gồm 6 công trình, trong đó có tượng đài thánh Gióng và các nhà bia.
Ngày 6/11/2010, hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(3) Lễ hội Nghinh Ông:
Nghinh Ông là lễ hội dân gian lớn nhất ở Cà mau, có nguồn gốc xa xưa từ người Chăm. Nghinh Ông có nghĩa là tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – được coi là vị thần Đại tướng quân Nam Hải đã nhiều lần cứu giúp dân đi biển vượt qua sóng to gió lớn. Đây cũng là lễ hội cầu cho biển lặng, gió hòa, ngư dân làm ăn may mắn, phát đạt, an khang.
Lễ hội được tổ chức trong ba ngày: 14-16/02 âm lịch hàng năm tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ngày 15/02 là chính hội, nghi lễ bắt đầu từ 14 giờ.
Tàu chủ là chiếc tàu lớn (hoặc 3 chiếc) được chọn đi nghinh Ông. Tàu chủ được trang hoàng dây cờ, băng rôn lộng lẫy nhất. Các nghi lễ chính diễn ra trên tàu này.
Ngoài những lễ hội kể trên, Việt Nam hàng năm còn tổ chức nhiều lễ hội truyền thống ở các vùng khác nhau.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Xem thêm:
- Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vào thời gian và địa điểm nào?
- Lễ hội Kỳ Yên là gì? Ý nghĩa của ngày này ra sao? Có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?
- Lễ hội Đền Đô 2025 ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày mấy? Lễ hội Đền Đô là gì?
3 Lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam? (Hình từ Internet)
Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định việc thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống như sau:
Chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ hoạt động phục dựng, phát huy giá trị lễ hội truyền thống nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.
2. Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cụ thể căn cứ vào phương án tổ chức lễ hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức lễ hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.
3. Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Đơn vị được giao chủ trì tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách nhà nước, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được hạch toán vào loại 160, khoản 161 (sự nghiệp văn hóa thông tin), chi tiết theo mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Theo đó, các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ai có thẩm quyền rà soát văn bản quy định của địa phương liên quan đến quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];