Lễ hội Đền Đô 2025 ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày mấy? Lễ hội Đền Đô là gì?

Lễ hội Đền Đô 2025 ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày mấy? Lễ hội Đền Đô là gì? Người tham gia lễ hội Đền Đô có quyền và trách nhiệm gì?

Đăng bài: 19:27 09/04/2025

Lễ hội Đền Đô 2025 ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày mấy?

Theo Kế hoạch 36/KH-UBND TP năm 2025 Từ Sơn về việc Tổ chức lễ hội Đền Đô năm Ất Tỵ (2025) nêu rõ Lễ hội Đền Đô như sau:

QUY MÔ, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM

(1) Quy mô: Lễ hội cấp Tỉnh.

(2) Thời gian, địa điểm: Từ ngày 11/4/2025 đến hết ngày 13/4/2025 (tức từ 14/3 đến hết ngày 16/3 năm Ất Tỵ) tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

(1) Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Lý Thái Tổ - Công Uẩn đăng quang Hoàng đế 15/3/Canh Tuất (1010) - 15/3/Ất Tỵ (2025) và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng; di tích quốc gia Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo; Bảo vật quốc gia ấn vàng “Hoàng Đế Chi Bảo” của Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng

- Thời gian: bắt đầu từ 19h30’- 22h30’ ngày 11/4/2025 (Thứ 6 - tức ngày 14/3/Ất Tỵ).

- Địa điểm: Di tích quốc gia đặc biệt Đền Đô.

(2) Nghi lễ truyền thống

Lễ rước từ Đền Đô - Đền Rồng về Chùa Ứng Tâm(có kịch bản riêng)

- Thời gian: Từ 14h30’ đến 17h00’ ngày 11/4/2025 (tức ngày 14/3/Ất Tỵ).

- Địa điểm xuất phát: Di tích quốc gia đặc biệt Đền Đô.

Lễ rước Mẫu từ Chùa Ứng Tâm về Đền Đô (có kịch bản riêng)

- Thời gian: Từ 7h00’ đến 10h00’ ngày 12/4/2025 (tức ngày 15/3/Ất Tỵ)

- Đơn vị chủ trì: UBND phường Đình Bảng.

- Đại biểu tham dự: Thường trực Đảng uỷ- HĐND- UBND - UBMTTQ phường Đình Bảng; Ban Tổ chức Lễ hội Đền Đô, Tổ giúp việc; Ban quản lý di tích; các khu phố phường Đình Bảng + nhân dân, du khách và các thành phần liên quan khác.

Lễ Tuyên Chiếu dời đô của Đức vua Lý Thái Tổ (có kịch bản riêng)

- Thời gian: 10h30’ngày 12/4/2025 (tức ngày 15/3/Ất Tỵ).

- Địa điểm: Sân trước cửa Ngũ long môn Đền Đô.

Lễ hội Đền Đô, còn gọi là lễ hội Đền Lý Bát Đế, là một lễ hội truyền thống lớn được tổ chức tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh – nơi thờ tám vị vua triều Lý.

Lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), người khai sáng triều đại Lý, đồng thời tôn vinh các vị vua tiếp theo trong một triều đại hưng thịnh của lịch sử dân tộc. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 3 âm lịch hằng năm, trong đó ngày 15 là chính hội – cũng là ngày mất của vua Lý Thái Tổ.

Các hoạt động chính bao gồm lễ rước kiệu, dâng hương, tế lễ trang nghiêm cùng với nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, cờ người, hát quan họ…Đặc biệt, phần nghi lễ được tổ chức rất trang trọng, mang đậm màu sắc cung đình kết hợp hài hòa với văn hóa dân gian vùng Kinh Bắc.

Lễ hội không chỉ là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính với tiền nhân, mà còn góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Lễ hội Đền Đô 2025 ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày mấy? Lễ hội Đền Đô là gì?

Lễ hội Đền Đô 2025 ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày mấy? Lễ hội Đền Đô là gì? (Hình từ Internet)

Người tham gia lễ hội Đền Đô có quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Như vậy, quyền và trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ hội như sau:

- Người tham gia lễ hội Đền Đô có các quyền sau đây:

+ Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

+ Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

+ Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

- Người tham gia lễ hội Đền Đô có các trách nhiệm sau đây:

+ Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;

+ Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;

+ Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;

+ Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

+ Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;

Lưu ý: Ngoài việc chấp hành tốt những quy định trên thì đối với cán bộ công chức viên chức không đi lễ hội trong giờ hành chính, không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Xem thêm:

52 Lê Ngọc Phương Thanh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...