Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lễ hội Đền Hùng 2025 được tổ chức ở đâu, khi nào? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm và quyền như thế nào?
Lễ hội Đền Hùng 2025 được tổ chức ở đâu, khi nào? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm và quyền như thế nào?
Lễ hội Đền Hùng 2025 được tổ chức ở đâu, khi nào?
Ngày 24/1/2025, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch 414/KH-UBND năm 2025 tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
Căn cứ theo Mục 2 Kế hoạch 414/KH-UBND năm 2025 của UBND tỉnh Phú Thọ quy định thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội đền Hùng như sau:
II. QUY MÔ, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
1. Quy mô: Cấp tỉnh.
2. Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.
3. Thời gian: Từ ngày 29/3 đến ngày 07/4/2025 (tức từ ngày 01/3 đến hết ngày 10/3 năm Ất Tỵ).
4. Địa điểm: Tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh.
III. NỘI DUNG TỔ CHỨC
1. Phần Lễ
1.1. Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 03/4/2025 (tức ngày 06/3 năm Ất Tỵ).
1.2. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong” ngày 07/4/2025 (tức ngày 10/3 năm Ất Tỵ).
1.3. Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ từ ngày 29/3 - 02/4/2025 (tức từ ngày 01/3 - 05/3 năm Ất Tỵ).
[...]
>>> Lễ hội Đền Hùng 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/3/2025 đến ngày 07/4/2025 dương lịch (tức từ ngày 01/3/2025 đến hết ngày 10/3/2025 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Như vậy, Lễ hội Đền Hùng 2025, hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương 2025, là một lễ hội lớn được tổ chức nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao dựng nước của các vua Hùng. Đây sẽ là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính và niềm tự hào về nguồn cội của dân tộc.
Xem thêm:
- Mẫu viết về lễ hội Đền Hùng bằng tiếng Anh ngắn gọn hay nhất?
- 02 mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 bằng tiếng Anh cho doanh nghiệp?
- Chính thức: Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Công chức viên chức, người lao động, học sinh chuẩn nhất?
Lễ hội Đền Hùng 2025 được tổ chức ở đâu, khi nào? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm và quyền như thế nào? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội có trách nhiệm và quyền như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
...
Theo đó, khi tham gia lễ hội thì những người tham gia lễ hội có những quyền và trách nhiệm được quy định tại Điều 6 nêu trên. Đặc biệt người tham gia lễ hội có trách nhiệm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, thành phần hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm đầy đủ những giấy tờ dưới đây:
- Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
- Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
- Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];