Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lễ hội chùa Thầy là gì? Lễ hội chùa Thầy 2025 diễn ra vào ngày nào?
Lễ hội chùa Thầy là gì? Lễ hội chùa Thầy 2025 diễn ra vào ngày nào? Người tham gia lễ hội chùa Thầy có quyền và trách nhiệm gì?
Lễ hội chùa Thầy là gì? Lễ hội chùa Thầy 2025 diễn ra vào ngày nào?
Lễ hội chùa Thầy là một lễ hội truyền thống tiêu biểu của vùng đất xứ Đoài (nay thuộc Hà Nội), diễn ra tại khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh Thiền sư Từ Đạo Hạnh – một vị thiền sư nổi tiếng thời nhà Lý, người có công chữa bệnh, dạy học cho dân làng, và được coi là ông tổ của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Đây là một sự kiện mang đậm tính chất tín ngưỡng, văn hóa tâm linh, kết hợp giữa các nghi lễ tôn giáo và hoạt động hội hè dân gian.
Lễ hội chùa Thầy gồm hai phần chính:
- Phần lễ: Bao gồm các nghi thức trang nghiêm như lễ mộc dục (tắm tượng), lễ phụng nghênh bài vị, lễ cúng an vị, lễ tế và lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung.
- Phần hội: Sôi động với các hoạt động như múa rối nước, trò chơi dân gian (kéo co, đập niêu, cờ người), biểu diễn nghệ thuật truyền thống (hát chèo, hát ví, cồng chiêng), thu hút đông đảo người dân và du khách.
Theo thông tin từ UBND huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 1/4 đến 5/4, địa phương sẽ tổ chức Lễ hội chùa Thầy năm 2025 và Tuần lễ văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai 2025 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật thuật đặc sắc, hấp dẫn.
>>> Như vậy, Lễ hội chùa Thầy năm 2025 được diễn ra từ ngày 2 đến 4/4 (ngày 5/3 đến ngày 7/3 Ất Tỵ). Lễ hội được tổ chức gồm phần Lễ và phần hội, trong đó phần lễ có Lễ khai hội, lễ Mộc dục, lễ phục nghinh bài vị, lễ cúng yên vị khai hội và rước lễ của các thôn lên chùa Cả.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ hội chùa thầy là gì? Lễ hội chùa thầy 2025 diễn ra vào ngày nào? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội chùa Thầy có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, quyền và trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ hội như sau:
- Người tham gia lễ hội chùa Thầy có các quyền sau đây:
+ Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
+ Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
+ Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
- Người tham gia lễ hội chùa Thầy có các trách nhiệm sau đây:
+ Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
+ Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
+ Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
+ Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
Lưu ý: Ngoài việc chấp hành tốt những quy định trên thì đối với cán bộ công chức viên chức không đi lễ hội trong giờ hành chính, không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];