1 tháng 6 thứ mấy? Chi tiết mẫu kịch bản chương trình ngày Quốc tế thiếu nhi? Có mấy cấp độ bảo vệ trẻ em?
1 tháng 6 thứ mấy? Mẫu kịch bản chương trình Quốc tế thiếu nhi (có FILE tải về). Có mấy cấp độ bảo vệ trẻ em? Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em được quy định thế nào?
1 tháng 6 thứ mấy?
1 tháng 6 năm 2025 trúng chủ nhật
Quốc tế thiếu nhi 2025 trúng ngày chủ nhật
1 tháng 6 là ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày đặc biệt dành riêng cho trẻ em trên toàn thế giới. Là dịp để các Quốc gia thể hiện sự quan tâm, yêu thương, bảo vệ quyền lợi trẻ em - mầm non tương lai của Đất nước.
Ở Việt Nam, vào ngày này, mỗi địa phương sẽ tổ chức chương trình Quốc tế thiếu nhi với nhiều hoạt động ý nghĩa cho trẻ như: văn nghệ, trò chơi, quà tặng cho các em có thành tích học tập tốt, tham quan dã ngoại...Chương trình ngày 1 tháng 6 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hành trình trưởng thành của các em nhỏ, chính vì vậy luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu kịch bản chương trình Quốc tế thiếu nhi (có FILE tải về)
Mẫu kịch bản chương trình Quốc tế thiếu nhi không thể thiếu các phần quan trọng sau:
(1) Giới thiệu chương trình: tên gọi, mục đích tổ chức chương trình, ý nghĩa chương trình
(2) Thời gian, địa điểm tổ chức chương trình
(3) Giới thiệu thành phần tham dự chương trình
(4) Từng khung thời gian tổ chức các hoạt động cụ thể như: văn nghê, trao thưởng học sinh giỏi, tặng quà, trò chơi...
(5) Kinh phí dự kiến tổ chức chương trình
(6) Phần tổng kết chương trình
Tải về mẫu kịch bản chương trình Quốc tế thiếu nhi: FILE TẢI VỀ
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!
>> Xem thêm: Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, công đoàn công ty có chi đoàn phí để tặng quà cho con em người lao động?
Kịch bản chương trình Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 (Hình từ internet)
Có mấy cấp độ bảo vệ trẻ em?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em 2016 quy định 03 cấp độ bảo vệ trẻ em, bao gồm:
+ Phòng ngừa
+ Hỗ trợ
+ Can thiệp
Ngoài ra, tại Điều 47 Luật Trẻ em 2016 còn quy định các nội dung cần chú ý đối với yêu cầu bảo vệ trẻ em như sau:
+ Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
+ Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.
+ Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Trẻ em 2016 quy định nội dung quản lý nhà nước về trẻ em như sau:
[1] Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.
[2] Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em
[3] Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật
[4] Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em
[5] Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em
[6] Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em
[7] Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
[8] Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.
Xem thêm
Từ khóa: Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 Quốc tế thiếu nhi Kịch bản chương trình Quốc tế thiếu nhi Cấp độ bảo vệ trẻ em Quyền trẻ em
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;