Chi tiết: Bảng chỉ số đường huyết chuẩn - Bảng chuyển đổi đường huyết?
Bảng chỉ số đường huyết chuẩn - Bảng chuyển đổi đường huyết? Chẩn đoán tiểu đường theo Quyết định 3087? Điều trị bằng phương pháp thay đổi lối sống?
Chi tiết: Bảng chỉ số đường huyết chuẩn - Bảng chuyển đổi đường huyết?
Dưới đây là chi tiết: Bảng chỉ số đường huyết chuẩn - Bảng chuyển đổi đường huyết:
(1) Bảng chỉ số đường huyết chuẩn:
Theo đó, bảng chỉ số đường huyết trên chỉ áp dụng cho người không mang thai và phải đo đường huyết sau bữa ăn từ 4 giờ đến 8 giờ.
Khi đo đường huyết, chỉ số tốt nhất khi chưa ăn rơi vào điểm màu xanh; chỉ số đường huyết bình thường sau bữa ăn nằm ở điểm màu vàng; chỉ số đường huyết màu đó là chỉ số cao hơn mức bình thường.
(2) Bảng chuyển đổi đường huyết:
Bảng chuyển đổi đường huyết được sử dụng trong trường hợp chuyển đổi so sánh giữa người bình thường hoặc người tiểu đường hoặc người tiền tiểu đường.
Dưới đây là chi tiết: Bảng chỉ số đường huyết chuẩn - Bảng chuyển đổi đường huyết.
>> Chỉ số HBsAG là gì? Khi nào nên làm xét nghiệm chỉ số HBsAG?
>> Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân và Hướng dẫn xử trí Sốc phản vệ?
Chi tiết: Bảng chỉ số đường huyết chuẩn - Bảng chuyển đổi đường huyết? (Hình từ Internet)
Chẩn đoán tiểu đường theo Quyết định 3087?
Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường ban hành kèm theo Quyết định 3087/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây:
- Rối loạn glucose máu lúc đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L). (glucose máu lúc đói là xét nghiệm sau bữa ăn uống cuối cùng ít nhất 8 giờ), hoặc
- Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương sau 2 giờ từ 140 - 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) bằng đường uống với 75 g glucose , hoặc
- HbA1c: 5,7 – 6,4%
Tiêu chí |
Tiền ĐTĐ |
Glucose huyết tương khi đói |
5,6 – 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL) |
Glucose huyết tương sau 2 giờ khi làm NPDNG 75g |
7,8 – 11,0 mmol/L (140 – 199 mg/dL) |
HbA1c (định lượng theo phương pháp chuẩn) |
5,7 – 6,4% |
Lưu ý: HbA1c không có giá trị để chẩn đoán và theo dõi nếu có một trong các tình huống sau:
- Bệnh tế bào hình liềm
- Thai kỳ (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn hậu sản)
- Thiếu glucose-6-phospate dehydrogenase,
- Nhiễm HIV,
- Lọc máu.
- Mới bị mất máu hoặc truyền máu
- Đang điều trị với erythropoietin.
Điều trị bằng phương pháp thay đổi lối sống như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 4.3.1 Mục 4 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường ban hành kèm theo Quyết định 3087/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
- Can thiệp dinh dưỡng:
+ Tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng. Can thiệp giảm cân bằng dinh dưỡng và hoạt động thể lực xuyên suốt quá trình điều trị cho người có nguy cơ là cốt lõi nhằm ngăn ngừa diễn tiến đến ĐTĐ đối với người thừa cân, béo phì. Chế độ giảm cân thường khó duy trì lâu dài do đó sau những can thiệp tích cực ban đầu, người bệnh cần được tư vấn dùng thêm thuốc, hỗ trợ tâm lý.
+ Khuyến cáo áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm chất béo, với mức giảm cân dần dần cho người thừa cân, béo phì. Khuyến cáo lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nguyên hạt, giàu chất xơ, rau, hoa quả, không gia công chế biến công nghiệp, chất béo không no (dầu thực vật, cá).
+ Bên cạnh chế độ ăn giảm tổng năng lượng, một số thực phẩm được chứng minh có thể giảm nguy cơ tiền ĐTĐ, ĐTĐ như các loại hạt, dâu, sữa chua, cà phê, trà được khuyến khích sử dụng. Ngược lại các thực phẩm cần hạn chế như thịt đỏ, đồ ngọt, nhiều đường, các thức ăn chứa mỡ bão hòa (động vật).
+ Với người không thừa cân, béo phì: không cần giảm cân, chỉ thay đổi sự lựa chọn thực phẩm như trên.
+ Người tiền ĐTĐ cần duy trì tập luyện và hoạt động thể lực nhằm đích tiêu hao khoảng 700kcalo/tuần tương đương với mức độ tập luyện cường độ trung bình 150 phút/tuần như đi bộ nhanh. Tối thiểu 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần. Mỗi lần không dưới 10 phút. Giảm thời gian ngồi tĩnh tại. Tăng cường hoạt động trong ngày, kết hợp các loại hình tập luyện: aerobic, đi bộ, thể dục dụng cụ…
+ Lựa chọn bài tập và mức độ tuỳ từng cá thể. Tập luyện giúp tăng độ nhạy insulin, cải thiện lipid máu, giảm huyết áp, cải thiện kiểm soát glucose máu, giảm nguy cơ tim mạch, giảm cân, tăng lượng cơ, tăng sức bền thể lực, ngăn ngừa/làm chậm diễn tiến đến ĐTĐ típ 2. Tập luyện có tác dụng tốt cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.
+ Lưu ý với người có bệnh tim mạch (cần được bác sỹ đánh giá bệnh tim mạch trước luyện tập).
+ Cần động viên tập luyện thường xuyên, mục đích là để người bệnh cam kết theo chương trình lâu dài, không nản và bỏ cuộc. Chương trình can thiệp được thay đổi linh hoạt trên khung qui định, tuỳ từng cá thể. Khuyến cáo các nhân viên y tế áp dụng kê đơn hoạt động thể lực cho người mắc tiền ĐTĐ.
Từ khóa: Bảng chỉ số đường huyết Bảng chuyển đổi đường huyết chỉ số đường huyết chuyển đổi đường huyết Bảng chỉ số đường huyết chuẩn Chẩn đoán tiểu đường Điều trị phương pháp thay đổi lối sống Quyết định 3087
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;