Đại học Thủ Đô Hà Nội điểm chuẩn mới nhất, top ngành được săn đón?
Đại học Thủ Đô Hà Nội điểm chuẩn mới nhất, top ngành được săn đón? Trách nhiệm duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo?
Đại học Thủ Đô Hà Nội điểm chuẩn mới nhất, top ngành được săn đón?
Dưới đây là thông tin Đại học Thủ Đô Hà Nội điểm chuẩn so sánh 4 năm 2024 - 2021:
STT |
Tên ngành |
Năm 2023: Xét theo KQ thi THPT |
Năm 2023:Xét theo học bạ |
Năm 2024: Xét theo KQ thi THPT |
Năm 2024: Xét theo học bạ |
1 |
Giáo dục Tiểu học |
25,15 |
- |
26,26 |
- |
2 |
Giáo dục Mầm non |
23,00 |
25,46 |
24,45 |
27,11 |
3 |
Quản lý Giáo dục |
23,25 |
26,10 |
26,03 |
27,39 |
4 |
Giáo dục công dân |
25,19 |
27,00 |
25,99 |
- |
5 |
Ngôn ngữ Anh |
25,22 |
27,20 |
26,10 |
27,90 |
6 |
Việt Nam học |
22,25 |
24,50 |
26,36 |
26,91 |
7 |
Ngôn ngữ Trung Quốc |
25,31 |
26,83 |
26,25 |
27,70 |
8 |
Sư phạm Toán |
26,15 |
- |
26,50 |
- |
9 |
Sư phạm Lịch sử |
25,15 |
27,29 |
26,18 |
28,60 |
10 |
Sư phạm Vật lý |
24,20 |
27,20 |
25,65 |
- |
11 |
Công nghệ thông tin |
22,55 |
24,40 |
23,65 |
27,00 |
12 |
Công tác xã hội |
22,00 |
23,84 |
24,87 |
26,90 |
13 |
Giáo dục đặc biệt |
25,50 |
26,81 |
|
|
14 |
Sư phạm Ngữ văn |
25,80 |
- |
26,58 |
- |
15 |
Chính trị học |
16,00 |
16,00 |
24,65 |
26,42 |
16 |
Quản trị kinh doanh |
24,06 |
25,84 |
26,62 |
27,49 |
17 |
Luật |
23,50 |
24,87 |
26,50 |
27,30 |
18 |
Toán ứng dụng |
23,55 |
25,43 |
24,68 |
27,57 |
19 |
Quản trị khách sạn |
23,25 |
24,68 |
24,80 |
26,62 |
20 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
23,57 |
25,60 |
24,88 |
26,81 |
21 |
Công nghệ kỹ thuật môi trường |
16,00 |
16,00 |
18,90 |
17,10 |
22 |
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng |
24,20 |
25,94 |
26,86 |
27,78 |
23 |
Quản lý công |
16,00 |
16,00 |
23,47 |
26,33 |
24 |
Giáo dục thể chất |
23,50 |
22,30 |
24,00 |
22,40 |
25 |
Văn học |
24,59 |
26,30 |
27,08 |
27,84 |
26 |
Văn hóa học |
16,00 |
16,00 |
25,75 |
27,00 |
27 |
Tâm lý học |
23,23 |
24,91 |
26,63 |
27,50 |
28 |
Tài chính - Ngân hàng |
22,55 |
25,07 |
24,49 |
27,68 |
29 |
Bảo hộ lao động |
26,00 |
26,00 |
26,50 |
27,50 |
Xem chi tiết Đại học Thủ Đô Hà Nội điểm chuẩn mới nhất năm 2021-2022: Tại đây
Trên là thông tin Đại học Thủ Đô Hà Nội điểm chuẩn so sánh 4 năm 2024 - 2021.
>> Tổng hợp 5 năm: Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội - HNUE?
>> Đại học Mở Hà Nội điểm chuẩn biến động các năm gần đây?
Đại học Thủ Đô Hà Nội điểm chuẩn mới nhất, top ngành được săn đón? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo quy định ra sao?
Căn cứ Điều 50 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học
1. Xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục bên trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục đại học.
2. Xây dựng chính sách, kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
3. Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học.
Cơ sở giáo dục đại học không thực hiện kiểm định chương trình theo chu kỳ kiểm định hoặc kết quả kiểm định chương trình không đạt yêu cầu phải cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Sau 02 năm, kể từ ngày giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo hết hạn hoặc từ ngày có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kết quả kiểm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục đại học phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó và có biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người học.
4. Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và cơ sở dịch vụ khác.
5. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục đại học theo kế hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; công bố công khai điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đó, trách nhiệm duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và cơ sở dịch vụ khác.
Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục đại học như thế nào?
Căn cứ Điều 49 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:
Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
1. Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học là quá trình liên tục, mang tính hệ thống, bao gồm các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, quy trình, biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
2. Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
4. Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đại học;
b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục đại học hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
c) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục đại học giải trình với chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo;
d) Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo; cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
...
Như vậy, mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục đại học được quy định như sau:
- Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đại học;
- Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục đại học hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục đại học giải trình với chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo;
- Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo; cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];