Dịch vụ tang lễ có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2025 không? Hàng hóa nhập khẩu nào không chịu thuế GTGT?
Dịch vụ tang lễ có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mới từ ngày 1/7/2025 không? Hàng hóa nhập khẩu nào không chịu thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2025?
Dịch vụ tang lễ có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mới từ ngày 1/7/2025 không?
Căn cứ khoản 11 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định
Đối tượng không chịu thuế
...
11.Dịch vụ tang lễ
...
Theo đó, dịch vụ tang lễ không phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mới từ ngày 1/7/2025.
>> Xem thêm:
Từ 1/7/2025, chính thức sửa đổi giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu?
Dịch vụ tang lễ có chịu thuế giá trị gia tăng không? (Hình từ internet)
Hàng hóa nhập khẩu nào không chịu thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2025?
Căn cứ khoản 26 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
(1) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
(2) Quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cá nhân Việt Nam; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao và tài sản di chuyển trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
(3) Hàng hoá trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
(4) Hàng hóa nhập khẩu ủng hộ, tài trợ cho phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh theo quy định của Chính phủ
(5) Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới theo quy định của pháp luật và trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
(6) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhập khẩu
So với quy định hiện hành, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 không quy định hàng hóa nhập khẩu nào thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Các hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT được hướng dẫn tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, cụ thể:
|
Theo đó, từ ngày 1/7/2025 bổ sung thêm hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng như: "Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhập khẩu." Quy định cụ thể các loại hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.
Quy định thế nào về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quy định việc hoàn thuế đối với xuất khẩu được quy định như sau:
(i) Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hoá nhập khẩu sau đó xuất khẩu sang nước khác
(ii) Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
- Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế của kỳ hoàn thuế.
- Kỳ hoàn thuế được xác định từ kỳ tính thuế giá trị gia tăng có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa khấu trừ hết liên tục chưa được hoàn thuế đến kỳ tính thuế có đề nghị hoàn thuế.
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế giá trị gia tăng đầu vào hạch toán riêng được và số thuế giá trị gia tăng đầu vào được xác định theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
+ Số thuế giá trị gia tăng được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá 10% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của kỳ hoàn thuế.
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được xác định cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhưng chưa được hoàn do vượt quá 10% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của kỳ hoàn thuế trước được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo để xác định số thuế giá trị gia tăng được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu kỳ hoàn thuế tiếp theo.
Từ khóa: Thuế giá trị gia tăng Hàng hóa nhập khẩu Hoàn thuế giá trị gia tăng Dịch vụ xuất khẩu Kỳ hoàn thuế
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;