Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi?
Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi? Nội dung quản lý về vị trí việc làm được quy định như thế nào?
Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi?
Vừa qua, ngày 03/4/2025, Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 và Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ trình Chính phủ về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Cụ thể:
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) Tải về
Căn cứ theo Điều 12 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định căn cứ xác định vị trí việc làm như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số;
4. Ngoài quy định tại các khoản 1, 2, và 3 Điều này, các cơ quan, tổ chức ở địa phương căn cứ vào vị trí địa lý; tính chất, quy mô, cơ cấu dân số; tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; tình hình an ninh - trật tự của địa phương.
Có thể thấy, có 04 căn cứ để xác định vị trí việc làm bao gồm:
[1] Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
[2] Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
[3] Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số;
[4] Các cơ quan, tổ chức ở địa phương căn cứ vào vị trí địa lý; tính chất, quy mô, cơ cấu dân số; tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; tình hình an ninh - trật tự của địa phương.
Đồng thời theo Điều 12 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định về căn cứ tuyển dụng công chức như sau:
Theo đó, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu vị trí việc làm và số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, theo Điều 23 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định phương thức tuyển dụng công chức bao gồm:
[1] Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Hình thức, nội dung thi tuyển, xét tuyển công chức phải phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực.
[2] Đối tượng xét tuyển là những người làm việc tại các cơ quan trong hệ thống chính trị mà không phải là công chức; các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng, sinh viên xuất sắc, người dân tộc thiểu số, đối tượng cử tuyển và các đối tượng khác ở khu vực ngoài nhà nước.
[3] Ngoài các phương thức tuyển dụng quy định theo mục [1], [2] nêu trên thì, cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc phân cấp, ủy quyền việc ký kết hợp thực hiện một số công việc của vị trí việc làm công chức.
Như vậy, từ các quy định nêu trên có thể thấy, Cơ quan, tổ chức quản lý công chức ban hành quy định về phương thức, nội dung kiểm tra, để tổ chức sát hạch, đánh giá công chức để bố trí, sắp xếp vào vị trí việc làm phù hợp với năng lực, trình độ theo vị trí việc làm.
Đồng thời, việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Trên đây là thông tin về "Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi?"
Phương thức tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm như thế nào theo Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý về vị trí việc làm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) quy định về nội dung quản lý về vị trí việc làm như sau:
[1] Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vị trí việc làm.
[2] Quy định và hướng dẫn về thẩm quyền, trách nhiệm, phương pháp xác định vị trí việc làm.
[3] Quy định các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, quyết định, phê duyệt, điều chỉnh, thay đổi vị trí việc làm.
[4] Quy định về phương thức, nội dung kiểm tra, sát hạch để tổ chức sát hạch, đánh giá công chức để bố trí, sắp xếp vào vị trí việc làm phù hợp với năng lực, trình độ theo nguyên tắc có vào có ra, có lên có xuống.
[5] Thanh tra, kiểm tra, thống kê, tổng hợp, báo cáo về vị trí việc làm.
[6] Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý vị trí việc làm, theo quy định của pháp luật.
[7] Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các nội dung khác liên quan đến vị trí việc làm công chức, vị trí việc làm công chức được ký hợp đồng lao động.
Đề xuất quy định về biệt phái công chức quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 39 Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) thì Bộ Nội vụ đã đề xuất sửa đổi quy định về biệt phái công chức như sau:
- Cơ quan quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
- Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức biệt phái. Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
- Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
- Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục biệt phái công chức được thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền và của Chính phủ.
Xem thêm
- Quy định mới cho thí sinh tham gia kỳ tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức theo Thông tư 001
- Từ 01/5/2025, 04 hình thức xử lý vi phạm với thí sinh dự thi tuyển dụng công chức, viên chức được quy định ra sao?
- Nghị định 179: Chính sách ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức có tài năng ra sao?
Từ khóa: Tuyển dụng công chức Vị trí việc làm Phương thức tuyển dụng công chức Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm Biệt phái công chức Bố trí công việc Yêu cầu vị trí việc làm
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;