Điều kiện lao động được phân loại theo quy định mới nhất 2025 như thế nào? Người lao động làm việc ở điều kiện IV, V, VI có mấy ngày nghỉ hằng năm?

Điều kiện lao động được phân loại theo quy định mới nhất 2025 như thế nào? Số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm công việc ở điều kiện loại IV, V, VI thế nào?

Đăng bài: 09:50 23/05/2025

Điều kiện lao động được phân loại theo quy định mới nhất 2025 như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định:

Điều kiện lao động gồm 6 loại như sau:

+ Loại I.

+ Loại II.

+ Loại III.

+ Loại IV.

+ Loại V.

+ Loại VI.

Trong đó:

+ Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm

+ Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

+ Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Số ngày nghỉ hằng năm đối với người lao động làm công việc ở điều kiện loại IV, V, VI thế nào?

Căn cứ Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...

Theo đó:

+ Đối với người lao động làm công việc ở điều kiện loại IV (làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm): số ngày nghỉ hằng năm là 14 ngày

+ Đối với người lao động làm công việc ở điều kiện loại V, VI (làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm): số ngày nghỉ hằng năm là 16 ngày

Phân loại điều kiện lao động năm 2025

Phân loại điều kiện lao động năm 2025 (Hình từ internet)

Những điều cần biết về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm?

Thứ nhất, điều kiện để được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật

Căn cứ Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:

[1] Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

[2] Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:

+ Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

+ Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH).

Việc xác định các yếu tố quy định tại mục [2] phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, mức bồi dưỡng bằng hiện vật

Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể mức bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:

[1] Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:

+ Mức 1: 13.000 đồng

+ Mức 2: 20.000 đồng

+ Mức 3: 26.000 đồng

+ Mức 4: 32.000 đồng

[2] Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:

+ Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng

+ Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng

+ Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên

Thứ ba, về nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động

Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định:

[1] Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định.

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

[2] Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

[3] Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH.

[4] Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xem thêm

Từ khóa: Điều kiện lao động Số ngày nghỉ hằng năm Công việc nặng nhọc Bồi dưỡng bằng hiện vật Yếu tố nguy hiểm

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...