Thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới năm 2025?

Thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới năm 2025. Độ tuổi của học sinh tiểu học.

Đăng bài: 15:31 31/03/2025

Mẫu bài dự thi cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới?

Dưới đây là Thông tin Độ tuổi của học sinh tiểu học là bao nhiêu? bạn có thể tham khảo!

Theo Kế hoạch 116/VKHGDVN năm 2025 Tải về quy định thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới 2025 (Thể lệ cuộc thi sáng tác truyện tranh về học sinh mầm non và tiểu học) như sau:

(1) Đối tượng dự thi cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới: Cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc. Các em học sinh có thể tham gia dự thi cá nhân hoặc theo nhóm (mỗi nhóm tối đa 3 thành viên).

(2) Chủ đề cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới: Sáng tác truyện tranh cho học sinh lứa tuổi mầm non và tiểu học. Nội dung mở, khuyến khích sự sáng tạo và đa dạng trong ý tưởng. Các em có thể lựa chọn bất kỳ chủ đề nào sau đây, ví dụ như:

- Văn hóa học đường và tình bạn.

- Các câu chuyện liên quan đến gia đình và thầy cô.

- Ước mơ, khám phá các nghề nghiệp và thế giới xung quanh.

- Văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc.

- Khoa học viễn tưởng, phiêu lưu hoặc hài hước.

- Các chủ đề giáo dục, xã hội phù hợp với lứa tuổi học sinh mầm non và tiểu học (bảo vệ môi trường, chống bạo lực học đường, phòng tránh xâm hại tình dục…).

Lưu ý: Khuyến khích các tác phẩm có nội dung lành mạnh, tích cực, mang lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.

(3) Thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới

* Hình thức và quy cách tác phẩm:

(i) Thể loại: Truyện tranh.

Số trang và độ dài: Không giới hạn số trang hay độ dài của tác phẩm.

(ii) Hình thức thể hiện: Thí sinh có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:

- Vẽ trên giấy: Trình bày sản phẩm trên giấy, chọn chất liệu và màu sắc phù hợp. Khuyến khích thí sinh đóng gói sản phẩm thành một cuốn hoàn chỉnh.

- Vẽ kỹ thuật số: Sử dụng thiết bị điện tử và các phần mềm thiết kế đồ họa, truyện tranh. Sản phẩm phải được xuất bản ở định dạng *.pdf.

Lưu ý: Thí sinh cần liệt kê rõ các phần mềm hỗ trợ và các tài nguyên tham khảo từ nguồn mở đã sử dụng, kèm theo minh chứng về việc được phép sử dụng mà không vi phạm bản quyền.

(iii) Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt.

(iv) Yêu cầu về nội dung:

- Tác phẩm phải là sản phẩm sáng tạo của thí sinh/nhóm thí sinh, chưa từng được công bố hoặc tham gia cuộc thi nào khác.

- Nội dung và hình ảnh minh họa phải phù hợp với lứa tuổi học sinh mầm non và tiểu học, không vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Khuyến khích các tác phẩm có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, cách thể hiện mới mẻ và có thông điệp ý nghĩa.

(v) Số lượng tác phẩm dự thi: Không giới hạn số lượng tác phẩm dự thi.

(4) Thời hạn nhận bài dự thi cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới

- Đối với hình thực nộp trực tuyến: thí sinh gửi bài dự thi trước 17 giờ ngày 24/4/2025.

- Đối với hình thức nộp qua đường bưu điện: thí sinh gửi bài dự thi cho ban tổ chức ngày 17/4/2025 (theo dấu bưu điện).

Thể lệ cuộc thi Đọc sách truyện Mở thế giới năm 2025?

Độ tuổi của học sinh tiểu học là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Độ tuổi của học sinh tiểu học là bao nhiêu?

Theo Điều 33 Điều lệ Trường Tiểu học Ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì độ tuổi của học sinh tuổi học là:

[1] Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

[2] Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Học sinh tiểu học có quyền gì?

Tại Điều 35 Điều lệ Trường Tiểu học Ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, thì các quyền của học sinh tiểu học bao gồm:

[1] Được học tập

- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

- Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

- Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

- Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

- Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

+ Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

+ Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

+ Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

- Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

[2] Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

[3] Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

[4] Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

[5] Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

34 Nguyễn Thị Hồng Phấn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...