Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Soạn bài cây tre Việt Nam ngắn gọn lớp 7 tập 2 - Cánh diều?
Soạn bài cây tre Việt Nam lớp 7 tập 2 chi tiết - Cánh diều? Học sinh lớp 7 được nghỉ học tối đa bao nhiêu buổi trong năm học? Học sinh lớp 7 được học các môn học tự chọn nào?
Soạn bài cây tre Việt Nam ngắn gọn lớp 7 tập 2 - Cánh diều?
Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về Soạn bài cây tre Việt Nam ngắn gọn lớp 7 tập 2 - Cánh diều:
(1) Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Tác giả Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông là nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (1947), Trách nhiệm (1951), Thép đã tôi thế đấy (1955)…
- Những hiểu biết của em về cây tre là: là một loại cây thân rỗng, được chia thành nhiều đốt xếp chồng lên nhau. Có lá mọc ra từ các đốt và có măng mọc dưới gốc, thường mọc thành bụi. Cây tre rất thẳng từ đầu cho đến ngọn cây.
(2) Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản nói về cây tre – một biểu tượng của con người Việt Nam ngay thẳng, cương trực.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là măng non của chúng luôn mọc thẳng.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” nhằm nhấn mạnh lịch sử của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh cây tre.
Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Câu kết phần 2 thể hiện sự gắn kết giữa con người với cây tre, đó là thứ tình cảm bền chặt, sống chết có nhau.
Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Nội dung chính: tre – biểu tượng của con người Việt Nam kiên cường bất khuất của người dân Việt Nam và tác dụng của nó trong đời sống con người.
Câu 5 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này là biện pháp nhân hóa, liệt kê.
Câu 6 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tác dụng của biện pháp điệp nhằm nhấn mạnh thanh âm từ tre, đó là âm thanh của đồng quê, giản dị, gần gũi và thân thương.
Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Khẳng định sự bất diệt của cây tre trong lòng người dân Việt Nam ngay cả trong cuộc sống hiện đại.
Câu 8 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Đoạn kết toàn bài khẳng định tre luôn là một người bạn, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên trung của con người Việt Nam.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là khẳng định sự gắn bó, mật thiết giữa cây tre và người dân Việt Nam.
Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Những câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam:
- Tre ấy trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
- Dưới bóng tre ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái nhà chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gần gũi một nền văn hóa lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Tre với người như thế đã nghìn năm. Một thế kỉ văn minh, khai hôas của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn vậy, còn vất vả mãi với người.
- Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục… cùng đánh giặc.
- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù… Tre, anh hùng chiến đấu!
- Nhưng, tre, nứa sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, còn mãi với chúng ta, với hạnh phúc, hòa bình.
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Biện pháp tu từ nổi bật: biện pháp tu từ nhân hóa.
- Tác dụng: nhân cách hóa hình tượng cây tre, làm nổi bật nên sự gần gũi, gắn bó mật thiết của tre đối với người dân Việt Nam trong sản xuất và trong chiến đấu.
Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc:
- “Tre vẫn mang khúc hát tâm tình.”
- “Tre là thẳng thắn, bất khuất. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.”
Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho phẩm chất kiên cường, bất khuất, kiên trung, cần cù, chăm chỉ của người dân Việt Nam.
- Nội dung của bài tùy bút không chỉ giúp ta hiểu thêm về cây tre Việt Nam mà qua đó ta thấy tre cũng mang dáng dấp bản chất con người Việt Nam, như một người bạn đồng hành, của người đồng chí, luôn gắn bó mật thiết với nhau.
Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam:
- Tre vẫn được trồng ở nhiều vùng quê Việt Nam
- Các sản phẩm thủ công được làm từ tre đem lại giá trị kinh tế cho người dân
- Tre được sử dụng làm nạt để gói bánh trưng hay các loại bánh vào những dịp Tết đến xuân về.
- Các sản phẩm từ tre như than tre, ống hút tre… được sử dụng trong đời sống ngày nay.
Lưu ý: Thông tin về Soạn bài cây tre Việt Nam ngắn gọn lớp 7 tập 2 - Cánh diều? chỉ mang tính chất tham khảo!
Soạn bài cây tre Việt Nam ngắn gọn lớp 7 tập 2 - Cánh diều? (Hình ảnh từ Internet)
Học sinh lớp 7 được nghỉ học tối đa bao nhiêu buổi trong năm học?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về học sinh lớp 7 được nghỉ học tối đa bao nhiêu buổi trong năm học như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.
Như vậy, học sinh lớp 7 được nghỉ học tối đa không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
Học sinh lớp 7 được học các môn học tự chọn nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phần 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau: quy định như sau:
Giai đoạn giáo dục cơ bản
...
1.2. Cấp trung học cơ sở
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
b) Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
...
Theo đó, học sinh lớp 7 được học các môn học tự chọn gồm có 2 môn như sau: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Tải đầy đủ Chương trình giáo dục phổ thông tại đây: Tải về
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];