Phương thức tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội 2025 (dự kiến)?
Dự kiến phương thức tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội 2025? Việc tuyển sinh đại học cần phải đáp ứng những nguyên tắc nào?
Phương thức tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội 2025 (dự kiến)?
Năm 2025, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến thông tin về phương án tuyển sinh trình độ đại học, hình thức đào tạo chính quy đối với Khoá 50 như sau:
Năm 2025, 3 phương thức tuyển sinh phương thức tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội 2025 (dự kiến) như sau:
[1] Phương thức 1: Xét tuyển thẳng
Xét tuyển thẳng thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non và theo Quy chế tuyển sinh, Thông tin tuyển sinh của Trường.
[2] Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập của bậc THPT đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2025
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT năm 2025 theo tổ hợp môn xác định cụ thể cho từng ngành (kết quả cả năm lớp 10, cả năm lớp 11, cả năm lớp 12)
[3] Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo tổ hợp môn xác định cụ thể cho từng ngành.
Bên cạnh đó, năm 2025, Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh tổng 2650 chỉ tiêu, tăng so với năm ngoái. Các ngành, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh mỗi ngành cụ thể dưới đây:
TT |
Mã ngành |
Tên ngành |
Chỉ tiêu |
Phương thức tuyển sinh |
Ghi chú |
1 |
7380101 |
Luật |
1400 |
- Xét tuyển thẳng - Xét kết quả học tập bậc THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, C00, D01, D02, D03, D04, D05, D06) - Xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, C00, D01, D02, D03, D04, D05, D06) |
Đào tạo tại Cơ sở chính Hà Nội |
2 |
7380107 |
Luật Kinh tế |
550 |
- Xét tuyển thẳng - Xét kết quả học tập bậc THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, C00, D01, D02, D03, D04, D05, D06) - Xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, C00, D01, D02, D03, D04, D05, D06) |
|
3 |
7380109 |
Luật Thương mại quốc tế |
200 |
- Xét tuyển thẳng - Xét kết quả học tập bậc THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A01, D01) - Xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A01, D01) |
|
4 |
7220201 |
Ngôn ngữ Anh |
200 |
- Xét tuyển thẳng - Xét kết quả học tập bậc THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A01, D01) - Xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A01, D01) |
|
5 |
7380101PH |
Luật |
300 |
- Xét tuyển thẳng - Xét kết quả học tập bậc THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, C00, D01, D02, D03, D04, D05, D06) - Xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (bao gồm các tổ hợp A00, A01, C00, D01, D02, D03, D04, D05, D06) |
Đào tạo tại Phân hiệu Đắk Lắk |
|
Tổng |
|
2650 |
|
|
Ngoài thông tin Phương thức tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội 2025 (dự kiến)? có thể tham khảo thêm các thông tin dưới đây:
>>>>>> Chính thức: Danh sách các ngành tuyển sinh Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại năm 2025?
>>>>>> Tổng hợp: Danh sách 15 cơ sở giáo dục trong Quân đội được giao nhiệm vụ đào tạo hệ dân sự năm 2025?
Phương thức tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội 2025 (dự kiến)? (Hình từ Internet)
Việc tuyển sinh đại học cần phải đáp ứng những nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, việc tuyển sinh đại học cần phải đảm bảo đáp ứng 3 nguyên tắc cơ bản dưới đây:
[1] Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
[2] Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
[3] Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Từ khóa: Phương thức tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội Phương thức tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội xét tuyển thẳng Xét tuyển dựa trên kết quả học tập Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Quy chế tuyển sinh đại học
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;