Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) năm 2025 mới nhất?
Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) năm 2025 mới nhất? Trong tuyển sinh đại học phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản nào?
Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) năm 2025 mới nhất?
Năm 2025, UEH tuyển sinh 7.980 chỉ tiêu (tăng 80 chỉ tiêu so với 2024), tương ứng 59 lựa chọn chương trình học tại TP.HCM (mã trường: KSA) và 600 chỉ tiêu, 15 chương trình học tại Vĩnh Long (UEH Mekong, mã trường: KSV).
UEH triển khai 05 phương thức xét tuyển (giảm 01 phương thức so với các năm trước) và 6 tổ hợp môn xét tuyển, tập trung vào nhóm học sinh có thành tích học tập giỏi, xuất sắc, sở hữu chứng chỉ tiếng Anh hoặc giải thưởng học sinh giỏi tỉnh/thành phố:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; (chỉ tiêu 2%)
- Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế, chỉ tiêu 1%;
Đối với thí sinh có quốc tịch Việt Nam, thuộc một trong các đối tượng:
(1) Thí sinh có một trong các bằng tú tài/chứng chỉ quốc tế sau:
– Bằng tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate) đạt từ 26 điểm trở lên;
– Chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng chỉ A-Level) đạt từ C đến A.
– Chứng chỉ BTEC (Business&Technical Education Council, Hội đồng Giáo dục Thương mại và Kỹ thuật Anh) Level 3 Extended Diploma đạt từ C đến A.
(2) Thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài và có một trong các chứng chỉ sau:
– Chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên.
– Chứng chỉ TOEFL iBT từ 73 điểm trở lên.
– Chứng chỉ SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) mỗi phần thi từ 500 điểm trở lên.
– Chứng chỉ ACT (American College Testing) từ 20 điểm (thang điểm 36) trở lên.
Đối với thí sinh có quốc tịch khác quốc tịch Việt Nam (Lào, Campuchia, Thái Lan…) và tốt nghiệp THPT của nước ngoài (gọi tắt thí sinh nước ngoài):
– Thí sinh nước ngoài đăng ký học tập chương trình bằng tiếng Anh cần đạt điều kiện về ngôn ngữ tiếng Anh của chương trình đó.
– Thí sinh nước ngoài đăng ký học tập chương trình bằng tiếng Việt cần đạt điều kiện về ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT.
*Lưu ý: Thời hạn các chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
- Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh có kết quả học tập tốt, chỉ tiêu 40%-50%;
Điểm xét tuyển được quy đổi từ 05 tiêu chí sau, trong đó 01 tiêu chí bắt buộc và 04 tiêu chí không bắt buộc:
– Tiêu chí bắt buộc: Điểm trung bình tổ hợp môn đăng ký xét tuyển tính theo năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 từ 6.50 trở lên.
– Tiêu chí không bắt buộc:
+ Học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) tương đương IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 73 trở lên.
+ Học sinh đạt giải thưởng (Nhất, Nhì, Ba) kỳ thi chọn học sinh Giỏi THPT cấp tỉnh, cấp thành phố (trực thuộc trung ương) các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn, Tin học, Lịch sử.
+ Học sinh khen thưởng/danh hiệu (xếp loại học lực) năm lớp 10, 11, 12 là học sinh xuất sắc, học sinh giỏi.
+ Học sinh trường THPT chuyên/năng khiếu.
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM (KSA, KSV), kết quả kỳ thi V-SAT (chỉ áp dụng cho KSV và do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thi năm 2025) kết hợp với trình độ tiếng Anh quốc tế, chỉ tiêu 10-20%;
– Điều kiện: thí sinh dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025 (KSA, KSV), dự thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT do trường ĐH Cần Thơ tổ chức năm 2025(1) (dành cho KSV).
– Điểm xét tuyển theo thang điểm quy định của UEH theo từng chương trình, là tổng điểm được quy đổi từ 02 tiêu chí sau, trong đó 01 tiêu chí bắt buộc và 01 tiêu chí không bắt buộc:
+ Tiêu chí bắt buộc: Điểm thi của thí sinh dự thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT hoặc thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025.
+ Tiêu chí không bắt buộc: Học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) tương đương IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 73 trở lên.
(1) KSA không sử dụng kết quả thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT; KSV sử dụng kết quả thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT do Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thi năm 2025.
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ tiêu còn lại.
Phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) năm 2025 mới nhất? (Hình internet)
Trong tuyển sinh đại học phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Như vậy, theo quy định trên nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh sau đây:
(1) Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Từ khóa: xét tuyển tốt nghiệp chương trình THPT UEH tuyển sinh Xét tuyển thí sinh đánh giá năng lực tốt nghiệp THPT tuyển sinh đại học nguyên tắc cơ bản
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;