Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Dự kiến học phí trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh năm 2025?
Chi tiết học phí dự kiến trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh 2025? Đối tượng, điều kiện dự tuyển tuyển sinh Đại học bao gồm?
Dự kiến học phí trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh 2025?
Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh (UTH) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trường chuyên đào tạo các khối ngành về hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sông và được sắt.
Điểm chuẩn trong năm 2024-2025 của trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh dao động từ 15 điểm đến 24.5 điểm đối với ngành Ngôn ngữ Anh.
Hiện nay, UTH chưa đưa ra bất kì thông tin chính thức nào về mức học phí cho năm học 2025-2026. Tuy nhiên, dựa trên lộ trình tăng học phí của Trường Đại học Giao Thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh, có thể dự kiến mức học phí của trường như sau:
- Năm học 2023-2024:
+ Khối ngành Kĩ thuật: 415.800 đồng/tín chỉ.
+ Khối ngành Kinh tế: 353.300 đồng/tín chỉ.
- Năm học 2024-2025: Tăng 10% so với năm ngoái, phí cho 1 tín chỉ bao gồm:
+ Khối ngành Kĩ thuật: 457.380 đồng/tín chỉ.
+ Khối ngành Kinh tế: 388.630 đồng/tín chỉ.
- Năm 2025-2026: Nếu tiếp tục tăng 10%, mức học phí dự kiến sẽ là:
+ Khối ngành Kĩ thuật: 503.120 đồng/tín chỉ.
+ Khối ngành Kinh tế: 427.490 đồng/tín chỉ.
Tổng trung bình học phí đối với từng hệ đào tạo trong năm 2025-2026, dự kiến sẽ là:
- Hệ đại trà sẽ dao động từ 7,7 triệu - 9 triệu đồng/học kì (18 tín chỉ)
- Hệ chất lượng cao sẽ dao động từ 16,8 đến 17,1 triệu đồng/học kì (18 tín chỉ)
- Hệ Quốc tế (hoàn toàn bằng Tiếng Anh) sẽ từ 26 - 27 triệu đồng/ học kì dành cho 18 tín chỉ.
Lưu ý: Thông tin về Dự kiến học phí trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh 2025? chỉ mang tính tham khảo.
Dự kiến học phí trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh 2025? (Hình từ Internet)
Đối tượng, điều kiện dự tuyển tuyển sinh Đại học bao gồm?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về đối tượng, điều kiện dự tuyển như sau:
[1] Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:
- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
[2] Đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT;
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
[3] Đối với một chương trình đào tạo hoặc một ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, cơ sở đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
[4] Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, cơ sở đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.
Quy định về việc đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo kế hoạch chung như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 5/5/2025) như sau:
[1] Bộ GDĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT.
[2] Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy (bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GDĐT.
[3] Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.
[4] Thí sinh thể hiện nguyện vọng của mình qua những lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung (theo hướng dẫn của Bộ GDĐT) như sau:
- Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất);
- Lựa chọn cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường);
- Lựa chọn chương trình, ngành hoặc nhóm ngành đào tạo (mã xét tuyển).
[5] Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện các quy định tại Điều 19 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT và quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];