Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Nhân viên gọi điện có phải là nghề hay “nghe chửi” nhiều nhất?
Nhân viên gọi điện hay còn gọi là Telesales. Đây là ngành nghề khá hot trên thị trường hiện nay và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Kéo theo đó rất nhiều thách thức và khó khăn khi làm nghề. Đảm nhận vị trí Nhân viên gọi điện có thật sự áp lực khi nghe khách chửi hằng ngày? Hãy cùng NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT tìm hiểu chi tiết vị trí công việc này.
Nhân viên gọi điện là gì?
- Nhân viên gọi điện có tên gọi là Telesales. Thuật ngữ Telesales được dân chuyên ngành dùng để gọi chức danh này nhiều hơn là gọi “Nhân viên gọi điện”. Chỉ những người có nhiệm vụ gọi điện cho khách hàng giới thiệu về thông tin các dịch vụ hoặc sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Xem thêm:
Công việc chính của một Telesales
- Nghiên cứu tìm hiểu và nắm rõ về các tính năng cũng như thông tin hữu ích của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ công ty đang cung cấp, tìm hiểu nhu cầu của khách hiện tại, tiến hành tư vấn và thuyết phục khách hàng, chốt đơn hàng. Đồng thời, thu thập thông tin khách hàng cập nhật vào cơ sở dữ liệu giúp cho việc quan tâm chăm sóc khách hàng dễ dàng hơn.
- Quản lý thông tin các khách hàng. Hệ thống contact center sẽ tự động lưu trữ thông tin cơ bản cùng lịch sử giao dịch của khách hàng sau mỗi giao dịch kết thúc.
- Săn sàng tiếp nhận các cuộc gọi từ khách hàng để tư vấn và giải đáp thắt mắc về các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.
- Tùy vào mô hình quản lý kinh doanh từng công ty mà nhân viên telesales sẽ đảm nhiệm thêm các công việc khác giúp cho việc tăng doanh thu cho công ty .
- Thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mình. Đồng thời liên tục cải thiện kỹ năng của mình, đảm bảo chỉ tiêu doanh số cam kết.
Khó khăn nghề Telesales
- Người ta thường nói mặc dù công việc Telesales chỉ ngồi văn phòng điều hòa mát mẻ nhưng lại chịu khá nhiều áp lực và ấm ức. Vậy nguyên nhân từ đâu?
- Rõ ràng công việc nào cũng là công việc chân chính và cần được tôn trọng nhưng nghe đến Telesales mọi người chỉ toàn gắn với từ phiền phức và sợ hãi vì bị làm phiền.
- Nhân viên Telesales mới vào nghề có rất nhiều nỗi sợ. Sợ khi bài chưa thuộc kịch bản gọi, sợ khi khách “vặn” lại chưa đủ kinh nghiệm để giải quyết, sợ khi bị khách hàng chửi là lừa đảo, ngay cả khi khách hàng từ chối một cách nhẹ nhàng lịch sự thì mới thở phào nhẹ nhõm. Nhiều lúc gọi điện cho khách hàng, chỉ mong họ đừng nghe máy. Khách hàng nào nghe máy rồi thì chỉ tua được vài câu như đã học thuộc trước đó. Khách hàng nói gì cũng không nghe thấy, chỉ vừa nghe vừa cầu nguyện cho họ dập máy nhanh nhanh chong chóng cho xong.
- Có nhiều khách hàng vừa nghe giới thiệu đã mắng chửi xối xả vì làm phiền họ khi họ không có nhu cầu. Nhưng nói sao bây giờ, đây là công việc của Nhân viên Telesales nên có khó khăn như thế nào vẫn phải trụ với nghề.
Hạnh phúc nghề Telesales
- Bị la cũng nhiều, mắng cũng nhiều nhưng đó chỉ là cảm giác khi mới vào nghề. Phải chấp nhận vì đây là đặc tính nghề nghiệp. Nhưng rồi sẽ có những vị khách đầu tiên lịch sự, nhiệt tình và có nhu cầu quan tâm đến sản phẩm, vấn đề mà Nhân viên Telesales đề cập đến. Đây chính là hạnh phúc của những người đảm nhận vị trí này.
- Mỗi công việc sẽ dạy cho bạn nhiều thứ và đảm nhận vị trí này sẽ giúp bạn học cách kiên nhẫn, kiềm chế và điều tiết cảm xúc. Không phải lao động nặng nhọc mới mệt mỏi. Ngay cả khi ngồi văn phòng nhưng bị “tra tấn tinh thần” thì cũng tiêu cực không kém. Nếu quen với môi trường làm việc nghề Telesales thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua được các thử thách chịu đựng nắm bắt tình huống xử lý điều tiết cảm xúc khi làm những ngành nghề khác.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Tại sao sales admin (quản trị viên bán hàng) cần nắm vững những kỹ năng quan trọng này? Đó có phải là chìa khóa giúp thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp? Khám phá các yêu cầu thiết yếu mà một Sales Admin cần có và cách chúng ảnh hưởng đến quy trình làm việc, từ kỹ năng giao tiếp, quản lý dữ liệu, đến khả năng tổ chức và làm việc nhóm.
Vị trí telesales tiếng Thái – làm remote giờ hành chính đang trở thành xu hướng tuyển dụng sôi động, hứa hẹn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với nhiều phúc lợi đáng kể cho các ứng viên phù hợp.
Công ty đang tìm kiếm Nhân viên tư vấn/ telesales/ chăm sóc khách hàng (Không yêu cầu kinh nghiệm) - Lương Cứng 8 Triệu, một vị trí có nhu cầu cao trong ngành nhằm phục vụ dịch vụ y tế và đầu tư cho khách hàng sống ngoài nước.
Vai trò của sales admin (quản trị bán hàng) và các chiến lược hàng đầu để tối ưu hóa hiệu suất công việc trong lĩnh vực bán hàng là gì?