Cơ chế tiền lương và quỹ tiền lương trong giai đoạn cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam thay đổi cơ chế tiền lương ra sao trong quá trình cơ cấu lại theo Thông tư 07/2025/TT-BNV? Muốn làm thủ quỹ ngân hàng phải học ngành gì?
Cơ chế tiền lương và quỹ tiền lương trong giai đoạn cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 07/2025/TT-BNV có quy định cụ thể về cơ chế tiền lương và quỹ tiền lương trong giai đoạn cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Trong giai đoạn cơ cấu lại thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa thực hiện quản lý tiền lương, thù lao theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư 07/2025/TT-BNV mà thực hiện cơ chế tiền lương, quỹ tiền lương theo quy định tại Điều 40 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
[1] Tiền lương của người lao động được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
[2] Tiền lương của người quản lý (gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát viên chuyên trách, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng) được xác định gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Nghị định 46/2021/NĐ-CP, trong đó trường hợp người quản lý được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ thì tiền lương tối đa theo quy định sau:
- Mức tiền lương của Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát viên làm việc chuyên trách không vượt quá mức lương cơ bản của mức 4, nhóm I quy định tại Điều 20 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
- Mức tiền lương của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định theo từng chức danh, bảo đảm mức tiền lương bình quân của các chức danh này không vượt quá mức tiền lương bình quân của Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị làm việc chuyên trách.
Cơ chế tiền lương và quỹ tiền lương trong giai đoạn cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Muốn làm thủ quỹ ngân hàng phải học ngành gì?
Thủ quỹ ngân hàng là vị trí công việc chuyên trách quản lý, bảo quản tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá trong kho tiền của Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng. Công việc này đòi hỏi sự chính xác, trung thực và hiểu biết sâu về nghiệp vụ kho quỹ, kiểm ngân.
Căn cứ Điều 7 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định về ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng, cụ thể như sau:
Ngạch Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng, thực hiện việc quản lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tài sản bảo quản trong kho tiền Ngân hàng Nhà nước theo nhiệm vụ được giao, được bố trí ở các vị trí việc làm tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện việc nhập - xuất (thu - chi) tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng lệnh của cấp có thẩm quyền, đúng chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp;
b) Mở sổ quỹ; sổ theo dõi từng loại tiền, từng loại tài sản; thẻ kho; các sổ sách cần thiết khác; ghi chép và bảo quản các sổ sách, giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, chính xác;
c) Tổ chức sắp xếp tiền mặt, tài sản trong kho tiền gọn gàng, khoa học, đảm bảo vệ sinh kho tiền; áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng tiền, tài sản trong kho tiền;
d) Tham gia kiểm kê tài sản trong kho tiền định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn kho thực tế với sổ sách kế toán và sổ quỹ, thẻ kho;
đ) Quản lý, giữ chìa khóa một ổ khóa cửa kho tiền bảo quản tài sản được giao, các ổ khóa cửa gian kho và các phương tiện bảo quản tài sản trong kho tiền (két, tủ sắt); chịu trách nhiệm cá nhân đối với tài sản trong kho tiền thuộc nhiệm vụ được giao;
e) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, kiểm kê kho tiền, theo đúng quy định của Nhà nước và của ngành.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thông thạo các quy trình, quy định về chế độ quản lý kho tiền của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thông hiểu các văn bản pháp luật Nhà nước về nghĩa vụ, trách nhiệm bảo quản an toàn tài sản;
c) Nắm vững trình tự, thủ tục nghiệp vụ hành chính của Ngân hàng Nhà nước, đơn vị;
d) Nắm được chức năng, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị;
đ) Thực hiện đúng các thủ tục về xử lý chứng từ, ghi chép sổ quỹ, thẻ kho;
e) Thành thạo về nghiệp vụ kiểm ngân và quỹ nghiệp vụ ngân hàng;
g) Sử dụng được máy móc, thiết bị, công cụ kỹ thuật chuyên dùng có liên quan đến việc bảo vệ an ninh, an toàn kho tiền.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
...
Như vậy, thông qua quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về ngạch thủ kho, thủ quỹ ngân hàng, người làm công việc này phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo như sau: Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên với các ngành hoặc chuyên ngành:
- Kinh tế
- Tài chính
- Ngân hàng
- Kế toán
- Kiểm toán.
Từ khóa: Cơ chế tiền lương Quỹ tiền lương Ngân hàng Phát triển Việt Nam Cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Thủ quỹ ngân hàng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;