Chính thức: Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng Vietcombank?

Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng Vietcombank chính thức? Ngân hàng Vietcombank có tên quốc tế?

Đăng bài: 13:30 04/04/2025

Chính thức: Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng Vietcombank?

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ ít nhất 01 ngày.

Đối với Ngân hàng Vietcombank thì lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 như sau:

Ngày nghỉ: Thứ Hai ngày 07/04/2025 (01 ngày làm việc).

Ngày trở lại làm việc: Từ Thứ Ba ngày 08/04/2025.

Tổng đài hỗ trợ khách hàng Ngân hàng Vietcombank: 1900 98 9999.

Trên là thông tin chính thức: Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng Vietcombank.

>> Xem thêm Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ngân hàng Sacombank?

>> Xem thêm Chính thức: Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng Agribank

 

Chính thức: Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng Vietcombank?

Chính thức: Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của Ngân hàng Vietcombank? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Vietcombank có tên quốc tế là gì?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 286/QĐ-NH5 năm 1996 quy định như sau:

Điều 1.

Thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được thành lập trước đây theo Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Tên giao dịch quốc tế Bank for Foreign Trade of Vietnam; Viết tắt: VIETCOMBANK;

Căn cứ Điều 6 Quyết định 286/QĐ-NH5 năm 1996 quy định như sau:

Điều 6. 

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được thành lập trước đây theo Quyết định 68/QĐ-NH5 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước.

Như vậy, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế Bank for Foreign Trade of Vietnam.

Vốn điều lệ chức năng và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Vietcombank quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 286/QĐ-NH5 năm 1996 quy định như sau:

Điều 2. 

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là Tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ do Thống đốc Ngân hàng phê chuẩn.

Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội

Vốn điều lệ được Nhà nước xác định là 1.100 tỷ đồng Việt Nam

Căn cứ Điều 3 Quyết định 286/QĐ-NH5 năm 1996 quy định như sau:

Điều 3. 

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Căn cứ Điều 4 Quyết định 286/QĐ-NH5 năm 1996 quy định như sau:

Điều 4. 

Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gồm có:

- Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

- Tổng Giám đốc, Bộ máy giúp việc bao gồm cả bộ máy kiểm soát nội bộ;

- Các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp.

Danh sách các đơn vị thành viên ghi trong phụ lục đính kèm Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Như vậy, Ngân hàng Vietcombank quy định về vốn điều lệ được Nhà nước xác định là 1.100 tỷ đồng Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gồm có:

- Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

- Tổng Giám đốc, Bộ máy giúp việc bao gồm cả bộ máy kiểm soát nội bộ;

- Các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp.

34 Huỳnh Hữu Trọng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

Trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM;

Email: info@NhanSu.vn

Điện thoại: (028) 3930 2288 - Zalo: 0932170886

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...