Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục có những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo Dự thảo Nghị định có quy định như thế nào?
Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục có những nguyên tắc nào?
Vừa qua, Chính phủ đã có Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục. Trong đó Dự thảo này quy định chi tiết về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục, bao gồm: nguyên tắc hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục, nội dung hướng nghiệp, định hướng phân luồng trong giáo dục và các biện pháp thực hiện; điều kiện đảm bảo thực hiện hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục; tổ chức thực hiện.
Xem toàn văn: Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
Dự thảo này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục có quy định như sau:
Nguyên tắc hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
1. Bảo đảm hài hòa giữa nguyện vọng, năng lực của học sinh với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nhân lực của quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn.
2. Bảo đảm quyền được định hướng nghề nghiệp và được tôn trọng lựa chọn hướng học tập, nghề nghiệp của học sinh. Tất cả học sinh được hướng dẫn lộ trình học tập, có thể chuyển đổi giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên một cách thuận lợi theo quy định của pháp luật và được tạo điều kiện học tập suốt đời.
3. Hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phải đảm bảo tính hệ thống, liên tục. Các hoạt động hướng nghiệp cần đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm thực tiễn và tích hợp vào chương trình giáo dục, đào tạo; công tác hướng nghiệp, phân luồng phải đi đôi với bảo đảm chất lượng và liên thông giữa các luồng giáo dục, đào tạo.
4. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và chính quyền địa phương trong công tác hướng nghiệp và phân luồng.
Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục, các nguyên tắc được xác định như sau:
- Bảo đảm hài hòa giữa nguyện vọng, năng lực của học sinh với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nhân lực của quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn.
- Bảo đảm quyền được định hướng nghề nghiệp và được tôn trọng lựa chọn hướng học tập, nghề nghiệp của học sinh.
- Tất cả học sinh được hướng dẫn lộ trình học tập, có thể chuyển đổi giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên một cách thuận lợi theo quy định của pháp luật và được tạo điều kiện học tập suốt đời.
- Hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phải đảm bảo tính hệ thống, liên tục. Các hoạt động hướng nghiệp cần đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm thực tiễn và tích hợp vào chương trình giáo dục, đào tạo; công tác hướng nghiệp, phân luồng phải đi đôi với bảo đảm chất lượng và liên thông giữa các luồng giáo dục, đào tạo.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và chính quyền địa phương trong công tác hướng nghiệp và phân luồng.
Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục có những nguyên tắc nào?
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng nghiệp có phải nhiệm vụ của Bộ Giáo dục không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục có quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, quy định pháp luật về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục; hướng dẫn về khung tỷ lệ phân luồng theo từng giai đoạn phát triển, bảo đảm khả thi và phù hợp với thực tiễn.
2. Ban hành khung chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp; quy định điều kiện về người tham gia thực hiện giáo dục hướng nghiệp và về cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu phục vụ giáo dục hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục; quy định chi tiết các biện pháp thực hiện hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.
3. Hướng dẫn địa phương tổ chức biên soạn, thẩm định, lựa chọn tài liệu, học liệu để tổ chức thực hiện các nội dung hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục.
5. Hằng năm, tổng hợp kết quả thực hiện hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, thông qua quy định trên thì Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục là một trong những trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ khóa: Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục Dự thảo Nghị định quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục Tổ chức kiểm tra bộ giáo dục
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;