Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là thứ mấy?
Ngày 14 tháng 4 là ngày gì? ngày này là thứ mấy? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?
Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là thứ mấy?
Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Ngày 14 tháng 4 là ngày gì? Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là thứ mấy?
(1) Ngày 14 tháng 4 là ngày gì?
- Ngày 14/4 (hay còn gọi là Valentine đen) là một ngày vô cùng đặc biệt dành cho hội độc thân, có nguồn gốc từ Hàn Quốc đất nước nổi tiếng với những lễ kỷ niệm lãng mạn xuyên suốt năm.
- Nếu như Valentine đỏ (14/2) là ngày dành cho các cặp đôi thể hiện tình cảm, và Valentine trắng (14/3) là cơ hội để “crush” hồi đáp lời tỏ tình thì Valentine đen (14/4) lại dành trọn cho những tâm hồn chưa thuộc về ai. Đây không phải là một ngày buồn, mà là dịp để mỗi người tự yêu chính mình, trân trọng sự tự do, và tận hưởng những điều nhỏ bé mà bản thân yêu thích.
- Vào ngày này, những ai đang "độc thân vui tính" thường chọn mặc đồ đen như một biểu tượng của sự tự tại và cá tính riêng. Họ có thể tụ tập bạn bè, thưởng thức món ăn yêu thích, đi xem phim, cà phê một mình, hoặc đơn giản là dành thời gian chill sau những ngày bận rộn – không cần hoa, không cần sô-cô-la, chỉ cần chính mình là đủ.
(2) Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là thứ mấy?
Theo đó, ngày 14 tháng 4 năm 2025 rơi vào thứ Hai.
Lưu ý: Thông tin về Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là thứ mấy? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Tết Khmer vào ngày nào 2025?
Xem thêm: Chi tiết về Ngày Văn hóa các Dân tộc Việt Nam 2025?
Ngày 14 tháng 4 năm 2025 là thứ mấy? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày 14 tháng 4 không nằm trong danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
- Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể nghỉ làm vào ngày 14/4 trong một số trường hợp sau:
+ Ngày 14/4 rơi vào thứ bảy là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động.
+ Người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)
+ Người lao động có thể nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương và thông báo cho người sử dụng lao động hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Các trường hợp làm chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, thì các trường hợp làm chấm dứt hợp đồng lao động được quy định cụ thể như sau:
[1] Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động 2019.
[2] Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
[3] Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
[4] Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
[5] Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
[6] Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
[7] Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
[8] Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
[9] Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
[10] Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
[11] Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019.
[12] Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019.
[13] Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];