Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm là ngày gì? Ngày mùng 5 tháng 5 người lao động có được nghỉ không?
Ngày 5 mùng 5 âm lịch còn được gọi là ngày gì? Người lao động được nghỉ lễ những ngày nào?
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm là ngày gì?
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2025:
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm là Tết Đoan Ngọ hay có nơi còn gọi là Tết Đoan Dương hay Tết diệt sâu bọ. Đây cũng là một ngày Tết truyền thống, được phổ biến trên cả nước.
Tên Tết Đoan Ngọ - ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch có nghĩa là "Đoan" biểu thị cho sự mở đầu, trong khi "Ngọ" chỉ khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, tức là ăn Tết Đoan Ngọ vào buổi trưa. Đoan Ngọ tượng trưng cho thời điểm khi mặt trời bắt đầu ngắn nhất, gần gũi với trời đất nhất.
Những điều nên làm vào mùng 5 tháng 5 hằng năm:
- Theo quan niệm xưa, vào ngày này phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
- Với trẻ em: Sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
- Còn với người lớn, sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
- Vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 Âm lịch) người Việt thường làm mâm cỗ gồm: Hương, hoa; Nước; Rượu nếp, các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối... cùng các món ăn đặc trưng vùng miền như thịt vịt, chè trôi nước... để dâng lên tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.
- Vào ngày này, một số người chọn cách tắm nước lá từ thiên nhiên đúng vào ngày 5/5 để diệt sâu bọ. Việc này được thực hiện sau khi đã ăn rượu nếp. Các loại lá dùng nấu nước như: lá mùi, tía tô, kinh giới, lá tre… Lá sẽ được đun lên, để nguội rồi dùng để tắm.
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm là ngày gì? Ngày mùng 5 tháng 5 người lao động có được nghỉ không? (Hình ảnh từ Internet)
Ngày mùng 5 tháng 5 người lao động có được nghỉ không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày mùng 5 tháng 5 không thuộc ngày nghỉ lễ của người lao động, nên ngày này người lao động vẫn đi làm bình thường theo pháp luật quy định.
Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc người lao động có thể nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương và thông báo cho người sử dụng lao động hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Người lao động tự ý nghỉ việc mà không thông báo có bị sa thải không?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc người lao động tự nghỉ không thông báo như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, người lao động tự nghỉ không thông báo trong 5 ngày cộng dồn trong thời gian 30 ngày mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị sa thải theo quy định như trên.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];