Lễ diễu binh 2025: Chi tiết sơ đồ các hướng diễu binh 30 4 - 1 5 mới nhất?
Thời gian, sơ đồ và các sự kiện không thể bỏ lỡ trong Lễ diễu binh 2025? Ngoài nghỉ các ngày lễ, Tết, người lao động còn được nghỉ ngày nào nữa không?
Lễ diễu binh 2025: Chi tiết sơ đồ các hướng diễu binh 30 4 - 1 5 mới nhất?
Lễ diễu binh 2025 chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một sự kiện trọng đại, khơi dậy tinh thần yêu nước của các thế hệ, thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ từ du khách trong và ngoài nước. Sau đây là một số điểm không thể bỏ lỡ trong Lễ diễu binh 2025:
Thời gian cụ thể các hoạt động:
- Ngày 25/4/2025: Tổ chức sơ duyệt diễu binh.
- Ngày 27/4/2025: Tổ chức tổng dợt diễu binh.
Lễ diễu binh - diễu hành chính thức:
- Thời gian: 6g30 sáng ngày 30/4/2025.
- Địa điểm: Trung tâm Tp.Hồ Chí Minh - Khu vực quanh Hội trường Thống nhất, công viên 30/4 và các tuyến đường lân cận.
- Số lượng người tham gia: Hơn 13 nghìn người thuộc các lực lượng vũ trang, công an, khối quần chúng và xe biểu tượng.
Vị trí xuất phát chung:
- Tất cả các khối bắt đầu từ ngã tư Lê Duẫn - Nguyễn Bỉnh Khiêm (gần Thảo Cầm Viên Sài Gòn) .
- Di chuyển theo đường Lê Duẩn đến cổng chính Dinh Độc Lập, ngang qua lễ đài trung tâm tại công viên 30/4.
Các tuyến đường có thể xem diễu binh:
[1] 7 khối quân đội diễu binh theo tuyến số 1: Quẹo trái Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Lê Lai - Nguyễn Thị Nghĩa - Ngã 6 Phù Đổng - Cách Mạng Tháng 8 - Tập kết tại Công viên Tao Đàn.
[2] 7 khối quân đội diễu binh theo tuyến số 2: Quẹo trái Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Vòng Xoay Mê Linh - Tập kết tại Bến Bạch Đằng.
[3] 8 khối quân đội diễu binh theo tuyến số 3: Quẹo phải Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu - Đinh Tiên Hoàng - Tập kết tại Sân vận động Hoa Lư.
[4] 13 khối công an và khối Hồng kỳ diễu binh theo tuyến số 4: Quẹo phải Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng.
[5] Tuyến diễu hành của khối quần chúng: Qua cổng chính Dinh Độc Lập → cổng phụ → tập kết tại Công viên Tao Đàn.
[6] Tuyến diễu hành của khối xe biểu tượng: Quẹo trái vào Nam Kỳ Khởi Nghĩa → Nguyễn Du → tập kết tại Công viên Tao Đàn.
Hệ thống 20 màn hình LED trực tiếp tại trung tâm TP.Hồ Chí Minh:
- 6 màn hình trên đường Lê Duẩn.
- 3 màn hình trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
- 3 màn hình trên đường Lê Lợi.
- 2 màn hình trên đường Nguyễn Huệ.
- 2 màn hình trên đường Đồng Khởi.
- 2 màn hình trên đường Điện Biên Phủ.
- 2 màn hình trên đường Nguyễn Đình Chiểu
Các sự kiện không thể bỏ lỡ:
- 36 khối diễu binh thuộc lực lượng vũ trang, công an.
- Không quân bay chào mừng.
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt dài 30 phút.
- Thả bóng bay và chim bồ câu sau khi kết thúc lễ diễu binh.
- Bắn 21 phát đại bác trang nghiêm đánh dấu mốc 50 năm đại thắng.
- Trình diễn 10.500 drone tại 2 bên bờ sông Sài Gòn (Q.1 & TP Thủ Đức) lúc 20h40 ngày 30/4.
Xem thêm:
>>>> Bao lâu tổ chức diễu binh 01 lần? Lịch trình tổ chức Lễ Diễu binh ra sao?
>>>> Đã có danh sách các Quốc gia tham gia lễ diễu binh 30/4 tại Việt Nam?
Lễ diễu binh 2025: Chi tiết sơ đồ các hướng diễu binh 30 4 - 1 5 mới nhất?
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được nghỉ vào ngày 30 4 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ vào ngày 30 4 và các ngày nghỉ theo quy định, 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của họ.
Ngoài nghỉ các ngày lễ, Tết, người lao động còn được nghỉ ngày nào nữa không?
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo đó, ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động nếu làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động, cụ thể:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];