Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
2026 là năm con gì?
Năm 2026 là năm con gì? Tổng hợp các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương năm 2025?
2026 là năm con gì?
Năm 2026 là năm Bính Ngọ. Vậy nên, người sinh vào năm 2026 sẽ tuổi Ngựa. Năm Bính Ngọ bắt đầu từ ngày 17/02/2026 và kết thúc vào 05/02/2027 (theo Dương lịch).
Con giáp Ngọ nổi bật với tính cách chăm chỉ, chịu khó và có nỗ lực rất bền bỉ. Đặc biệt, đây là con giáp đại diện cho sự trung thành, ngay thẳng. Nên năm 2026 được dự đoán là sẽ mang đến nhiều điều may mắn, thuận lợi.
Vì năm 2026 thuộc thiên can là Bính nên sẽ tương hợp với thiên can Tân. Bên cạnh đó nó sẽ tương hình với thiên can Canh và Nhâm. Địa chi Ngọ tam hợp là Dần – Ngọ – Tuất. Còn bộ tứ hành xung sẽ là Tý – Ngọ – Mão – Dậu.
Lưu ý: 2026 là năm con gì? chỉ mang tính chất tham khảo!
2026 là năm con gì? (Hình từ Internet)
Tổng hợp các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương năm 2026?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Theo đó, các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong năm 2026 bao gồm:
[1] Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
[2] Tết Âm lịch: 05 ngày;
[3] Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
[4] Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
[5] Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
[6] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lưu ý: Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Trường hợp đặc biệt nào người lao động phải đi làm vào ngày lễ, Tết?
Tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài ra, căn cứ Điều 116 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này.
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong các trường hợp:
[1] Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
[2] Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời, với một số công việc có tính chất đặc biệt, yêu cầu thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi riêng như phải thường trực xuyên suốt,... thì sẽ do các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động 2019. Vì vậy, người lao động trong các lĩnh vực này có thể sẽ phải đi làm vào ngày lễ, Tết.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];