Landing page là gì? Cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để bán hàng hóa có phải là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử không?
Landing page là gì? Cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để bán hàng hóa có phải là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử không?
Landing page là gì?
Landing Page, hay còn được gọi là "Trang đích", là một trang web độc lập (standalone web page), được thiết kế đặc biệt để kích thích khách hàng thực hiện 1 hành động cụ thể và duy nhất ngay trên trang.
- Có hai loại Landing Page cơ bản:
+ Landing Page tập trung vào mục đích thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng: sử dụng biểu mẫu web làm lời gọi hành động, với mục đích thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng như tên, số điện thoại và địa chỉ email. Đây là loại Landing Page chính được sử dụng cho tiếp thị B2B.
+ Landing Page tập trung vào mục đích bán hàng và có nút đơn giản là Gọi hành động CTA và mua hàng.
- Một số lợi ích của việc sử dụng Landing page trong lĩnh vực Marketing hiện nay:
+ Landing page cung cấp thông tin trực tiếp và đi vào trọng điểm;
+ Giúp xây dựng uy tín với người dùng;
+ Thúc đẩy lượt tải xuống nội dung;
+ Dễ dàng để kiểm tra đánh giá kết quả;
+ Giúp quảng bá các sản phẩm và dịch vụ mới và tạo ra khách hàng tiềm năng và chuyển đổi;
...
Lưu ý: Thông tin Landing page là gì? chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngoài thông tin giải thích Landing page là gì? Cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để bán hàng hóa có phải là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử không? còn có những thông tin có thể xem thêm sau đây:
>>>>>>> 7P Marketing là gì?
Landing page là gì? Cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để bán hàng hóa có phải là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử không? (Hình từ Internet)
Website thương mại điện tử là gì? Cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để bán hàng hóa có phải là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử không?
[1] Website thương mại điện tử là gì?
Tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
...
Theo đó, website thương mại điện tử được hiểu đơn giản là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
[2] Cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để bán hàng hóa có phải là chủ thể của hoạt động thương mại điện tử không?
Tại Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.
6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
Theo đó, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
[1] Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
[2] Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
[3] Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
[4] Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
[5] Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.
[6] Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
Như vậy, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để bán hàng hóa là một trong số các chủ thể của hoạt động thương mại điện tử.
Từ khóa: Landing page là gì Landing page website thương mại điện tử hoạt động thương mại điện tử thương mại điện tử chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử dữ liệu khách hàng Gọi hành động CTA giao kết hợp đồng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;